Media -
BDT -
17:00, 02/03/2024 Kể từ khi được vinh danh đến nay đã 6 năm, các địa phương sở hữu di sản Then đã có nhiều giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy, lan tỏa giá trị của Then trong cộng đồng. Đây là bài học quý trong câu chuyện gìn giữ mạch nguồn, phát huy giá trị văn hóa của di sản sau vinh danh. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Hành trình sau 6 năm vinh danh của Then: Bài học phát huy giá trị di sản.
Sinh ra, lớn lên trong cái nôi văn hóa của người Tày, ông Hoàng Văn Thụy say mê, tâm huyết sưu tầm, ghi chép, gìn giữ những câu Then cổ quý giá của các bản làng, vừa không ngừng sáng tạo ra những bài hát Then hiện đại để phổ biến trong cộng đồng. Ông trở thành “trùm Then” của bản người Tày Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Trong đời sống tâm linh, người Thái đen ở Lai Châu luôn tin vào sự tồn tại của mường Then (mường Trời), nơi có Then và các vị thần cai quản đất, trời, mưa, nắng. Mỗi khi gặp bế tắc trong cuộc sống, dân bản thường tìm đến thầy mo Then, chỉ có ông mới có thể cầu xin Then giúp đỡ cho họ. Trong các nghi lễ liên quan đến mo Then, lễ hội Then Kin pang (tiếng Thái, có nghĩa là Then xuống trần chơi hội cây nêu) là lễ hội lớn nhất, thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của người Thái.
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Việc ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chính là thương hiệu quốc gia mà cả thế giới dành cho Việt Nam. Đây là cơ hội để cho các tỉnh có di sản biến di sản thành tài sản, qua đó góp phần giới thiệu tới bạn bè quốc tế về những di sản văn hóa đặc sắc của các tỉnh miền núi Việt Nam, góp phần cho khu vực này tăng thêm sức hấp dẫn, cuốn hút du khách.
Lễ hội Then Kin Pang của đồng bào Thái xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Ấn tượng nhất là nghi lễ “Áp hô pang” hay còn gọi là Lễ hội gội đầu được tái hiện sinh động bên dòng Nậm Lùm.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thời gian qua được các địa phương tích cực triển khai thực hiện. Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn.
Đối với người Tày, Nùng, Thái, điệu hát Then là một tài sản vô giá, như một báu vật mà các bậc tiền nhân đã trao truyền lại cho con cháu. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây chính là niềm tự hào, là thương hiệu quốc gia mà cả thế giới dành cho những di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Then vừa là một loại hình văn nghệ dân gian, vừa là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, Then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được trao truyền qua bao thế hệ; trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Được gặp, tiếp xúc với thầy Then từ lúc nhỏ, bà Chu Thị Hồng Vân (sinh năm 1968), dân tộc Nùng, thôn Hố Cao, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được thầy Then cho tiếp xúc với các nghi lễ làm Then cầu an, cầu phúc. 21 tuổi bà đã thành thục Then nghi lễ. Từ đó đến nay, bà đã có hơn 30 năm làm Then. Bà thường xuyên được mời làm lễ cầu phúc, cầu an cho bà con người Tày, Nùng trên địa bàn và các vùng lân cận.
Là người nắm giữ di sản hát then cổ, trong suốt 30 năm qua, nghệ nhân Nông Thị Lìm, dân tộc Tày ở thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã kiên nhẫn học hỏi và khổ luyện để hát được tất cả các bài hát nghi lễ theo lối truyền khẩu và thông thạo quy trình làm các lễ cúng vòng đời của người Tày.
Media -
Thùy Anh -
00:05, 28/05/2023 Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Lễ Kin Pang Then là một trong những di sản văn hóa đặc biệt trong nghệ thuật hát Then của người Thái trắng TX. Mường Lay, cho đến nay vẫn được trao truyền, thực hành nghi lễ.
Với người Tày, Nùng xứ Tuyên, Then là một món quà, một đặc ân. Trước kia, người ta thường gọi nghi lễ hay nghệ thuật diễn xướng Then. Nhưng ngày nay, Then được nâng tầm thành di sản với nghĩa nội hàm lớn hơn. Từ khi UNESCO công nhận Then là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại, Then càng có cơ hội hiện diện và lan tỏa.