Vào hồi 16 giờ 12 phút, ngày 29/11/2022 giờ địa phương (tức 22 giờ 12 phút ngày 29/11/2022 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat, thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là 1 trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này. Như vậy, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.
Vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam) ngày 26/11, tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra ở Hàn Quốc, Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã thông qua 2 hồ sơ Bia Ma Nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689 - 1943) là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khéo léo lồng ghép thông điệp quảng bá văn hóa, du lịch và nghề thủ công Việt Nam qua sàn diễn thời trang tại các điểm đến di sản, chuỗi sự kiện "Bước chân di sản" vừa có khởi đầu ấn tượng tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt (Bát Tràng, Hà Nội). Buổi trình diễn giới thiệu tới công chúng 8 bộ sưu tập thời trang đương đại lấy cảm hứng từ gốm sứ, trống đồng, lụa, thổ cẩm...
Sự kiện UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, một lần nữa nhân lên niềm tự hào không chỉ riêng người Thái mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là một di sản vô giá, cần chung tay bảo vệ và phát huy, biến “Nghệ thuật Xòe Thái” trở thành tài sản, là nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, số hóa tiến tới chuyển đổi số di sản được coi là xu hướng tất yếu. Ðây cũng là giải pháp căn cốt để tối ưu hóa khả năng lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa theo hướng bền vững. Song, để thực hiện công tác này một cách đồng bộ nhằm tạo thuận lợi trong khai thác, chia sẻ, sử dụng dữ liệu số về di sản, các bộ, ngành liên quan cần vào cuộc quyết liệt.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “hội nhập mà không hòa tan” là một chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện của đất nước.
Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá, vừa bảo tồn theo kiểu " lấy di sản nuôi di sản". Đinh A Ngưi - ông chủ của homestay ở làng Kgiang đã bộc bạch như vậy.
Với mong muốn tôn vinh và giới thiệu những giá trị bền vững của di sản văn hóa Việt Nam đến với đông đảo người dân và bạn bè quốc tế, thời gian qua, tinh hoa văn hóa đặc trưng của từng vùng miền đã là nguồn cảm hứng mãnh liệt để các nhà thiết kế trẻ sáng tạo nên những tác phẩm thời trang đặc sắc. Đặc biệt, những tác phẩm ấy lại được trình diễn tại các miền đất di sản.
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam vừa tổ chức họp báo khởi động dự án hợp tác “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam”. Dự án nhận được nguồn tài trợ lên đến 18 tỷ đồng cho các hoạt động trong giai đoạn 2022 - 2024 từ chính phủ Pháp và các đối tác (các bảo tàng, địa phương, trường đại học).
Chương trình du lịch “Sắc màu di sản”, là 1 trong 6 nội dung chính hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 của Quảng Nam, dự kiến sẽ được triển khai từ tháng 9 - 12/2022, nhằm góp phần phục hồi và phát triển ngành Du lịch, đồng thời quảng bá hình ảnh mới của thương hiệu Quảng Nam - Du lịch xanh.
Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 vừa được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đây là Đề án tổng thể với nhiều nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo vệ toàn vẹn không gian di sản văn hóa cồng chiêng.
Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là một trong những di sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Độc đáo về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử, Óc Eo - Ba Thê vừa là minh chứng cho một nền văn hóa cổ đại tiêu biểu, vừa góp phần tích cực vào sự phát triển của vùng.
Cùng việc lưu giữ, thực hành, truyền dạy di sản trong cộng đồng, công tác sưu tầm hiện vật, khai thác câu chuyện về phong tục, nghi lễ đang góp phần không nhỏ trong bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Có một điều chắc chắn rằng, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng kỹ thuật số đối với bảo tồn và phát triển văn hóa. Đối mặt với những tác động của đại dịch, nhiều cơ quan, tổ chức di sản cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME) trong lĩnh vực này ở Malaysia đã phải chuyển các dịch vụ vật lý của họ sang dịch vụ kỹ thuật số và duy trì kết nối với khán giả của họ thông qua các kênh này.
Qua nhiều cuộc khảo sát cho thấy, những năm gần đây, di sản văn hóa truyền thống ở nhiều cộng đồng chỉ còn rất ít người nắm giữ. Vì thế, làm thế nào để di sản được hồi sinh, để gìn giữ, trao truyền và phát triển là vấn đề cấp bách không chỉ của các nhà quản lý văn hóa, mà là trách nhiệm, trăn trở của chính cộng đồng đang nắm giữ di sản.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày nay, trong đời sống xã hội, văn hóa phi vật thể ngày càng được xem là yếu tố sống còn, làm thăng hoa các di sản, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển văn hóa bền vững. Từ việc khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch, góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống của đồng bào vùng DTTS. Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác những di sản thời đại 4.0 cũng đặt ra không ít thách thức...
Theo thông tin từ Tổ chức giải thưởng World Travel Awards, Việt Nam vừa được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2020”. Giải thưởng được coi là “Oscar của ngành Du lịch”.
Bắt đầu từ năm 2005, ngày 23/11 hằng năm được chọn là "Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam", với mục đích nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của cộng đồng với công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Tỉnh Hoà Bình có đến 63,3% dân số là người Mường, đây cũng là nơi dân tộc Mường sinh sống đông nhất cả nước. Văn hoá Mường cổ có sự đa dạng, phong phú, và đặc sắc. Trong đó, phải kể đến mo Mường, một di sản văn hoá tiêu biểu đã và đang tiếp tục được bảo tồn, phát triển. Hiện mo Mường đang được Chính phủ lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.