Qua 17 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống các dân tộc thiểu số” (2001-2018), cả nước đã có 32 làng, bản, buôn của 20 DTTS thuộc 25 tỉnh đại diện cho các vùng, miền được Nhà nước hỗ trợ đầu tư kinh phí bảo tồn. Trong quá trình triển khai Đề án, không tránh khỏi sự lúng túng, sai sót ở một vài dự án. Tuy nhiên, nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể, Đề án Bảo tồn Làng truyền thống đã tạo nên những mô hình làng văn hóa-du lịch hiệu quả, đem lại lợi ích về mọi mặt cho đồng bào DTTS trên cả nước.
Việt Nam được UNESCO đánh giá rất cao trong quá trình bảo vệ di sản cả vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, tổ chức này cũng đã có cảnh báo về những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong việc bảo đảm sinh kế cho những người dân địa phương sinh sống trong vùng di sản.
Khi du lịch được xác định là ngành kinh tế chủ lực, đồng nghĩa với loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể, hệ thống di tích thiên nhiên, lịch sử, văn hóa chính là nguồn tài nguyên du lịch lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du lịch giữa các vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có nhiều trường hợp di sản bị xâm hại khi đưa vào khai thác du lịch. Vậy làm thế nào để vừa có thể bảo tồn nguyên vẹn di sản mà vẫn kết hợp để phát triển du lịch?
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo đã đưa Việt nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 25 di sản được UNESCO vinh danh. Việt Nam đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc tham gia xây dựng chính sách UNESCO về di sản thế giới.
Sáng 27/7, dự hội nghị về di sản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ di sản về bản chất là thuộc về quá khứ và dễ bị ngủ yên nhưng chúng ta có nhiệm vụ làm di sản luôn hồi sinh và tồn tại có ích, đóng góp vào phát triển bền vững. Để phát huy giá trị di sản phi vật thể cần tôn vinh các nghệ nhân và coi họ là báu vật sống của quốc gia.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 2493 về việc phê duyệt đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa (DSVH) truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Trên mảnh đất nắng gió của quê hương Quảng Bình có một “đặc sản văn hóa” đã trở thành máu thịt của bao thế hệ người dân nơi đây, đó là giai điệu Hò khoan mang “cốt cách” riêng của người dân vùng đất Lệ Thủy. “Đặc sản” này đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Trùng tu các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử xuống cấp theo thời gian không còn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, việc lạm dụng trùng tu quá đà xâm hại đến di tích lại là vấn đề đáng lo ngại, rất cần đến sự can thiệp của các nhà quản lý văn hóa. Và câu chuyện xâm hại di tích lại được dấy lên tại một số điểm di tích nổi tiếng của cả nước. Điều này lại một lần nữa đặt ra câu hỏi, nhà quản lý văn hóa ở đâu khi để cho các di sản văn hóa liên tục bị xâm hại?
Ngày 5/3/2018, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội Vụ phối hợp với Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Triển lãm “Khoa cử Việt Nam xưa trong Di sản tư liệu thế giới”.
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Ram Nath Kovind, sáng 2/3, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 2-4/3.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ-tương lai của đất nước đang có xu hướng sống vọng ngoại. Giáo dục, truyền dạy, trang bị cho học sinh kiến thức về di sản văn hóa để các em “có hiểu mới thương” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình và triển khai thí điểm tại một số địa phương từ mấy năm nay.
Với sự đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray được công nhận là di sản thiên nhiên ASEAN. Để bảo vệ tốt di sản thiên nhiên này, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray triển khai nhiều hoạt động tăng cường giao khoán, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm; cứu hộ động, thực vật rừng.