Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đến Mường Khoa ăn Tết cùng dân tộc Lào

Thùy Giang - 17:47, 02/02/2023

Theo những con đường nho nhỏ, quanh co nở đầy hoa mào gà đỏ, chúng tôi đến ăn Tết với bà con các bản dân tộc Lào. Đồng bào dân tộc Lào hiện vẫn lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành nên bản sắc riêng trong điều kiện giao lưu, hòa nhập cùng các dân tộc anh em.

Điệu múa hoa của phụ nữ dân tộc Lào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Điệu múa hoa của phụ nữ dân tộc Lào, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Trò chuyện với ông Lò Văn Sẳn - Trưởng bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) được biết, bà con dân tộc Lào nơi đây rất quan tâm chuẩn bị các nghi thức đón Tết. Ngày Tết, cả bản thường mặc bộ trang phục truyền thống đẹp nhất. Phụ nữ mặc váy thổ cẩm với nhiều họa tiết màu sắc trên nền vải chàm. Trang phục nam dân tộc Lào đơn giản với quần, áo được nhuộm chàm đen. Tết đến, các gia đình thường làm lễ thờ cúng tổ tiên, mời họ hàng ăn bữa cơm đầm ấm.

Phụ nữ dân tộc Lào đi chơi Xuân
Phụ nữ dân tộc Lào đi chơi Xuân

Giữa bản có khu đất rộng, bằng phẳng cũng là nơi để mọi người tham gia nhiều trò chơi truyền thống, như: Ném còn, đánh khăng, kéo co, đẩy gậy… 

Tết dân tộc cũng là dịp để bà con nghỉ ngơi, tham gia nhiều lễ hội vui nhộn. Người Lào thường tổ chức văn nghệ, thể thao trong dịp Tết. “Mỗi bản đều có đội văn nghệ riêng, nhưng đến Tết thì ai cũng có thể tham gia múa hát. Người Lào thường hát các điệu dân ca khỏe khoắn, trữ tình. Các bài hát này thường được đệm bằng âm thanh của khèn bè”, ông Lò Văn Sẳn cho biết. 

Anh Lò Văn Sẳn, Trưởng bản Hào Nghè thổi khèn bè
Anh Lò Văn Sẳn, Trưởng bản Hào Nghè thổi khèn bè

Trong dịp Tết, để không khí thêm sôi nổi, bản người Lào còn thường vang lên thanh âm của nhạc cụ khác như trống, chiêng, sáo. Anh Lò Văn Xí, phụ trách Đội văn nghệ chia sẻ: “Đội văn nghệ ở bản luôn duy trì tập luyện và mỗi khi có dịp lễ, Tết là chúng tôi biểu diễn cho bà con xem. Đây cũng là cách để chúng tôi giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình”.

Đội văn nghệ dân tộc Lào bản bản Hào Nghè, xã Mường Khoa múa khăn
Đội văn nghệ dân tộc Lào bản Hào Nghè, xã Mường Khoa múa khăn
Hát dân ca theo tiếng đệm khèn bè
Hát dân ca theo tiếng đệm khèn bè
Điệu múa quạt của dân tộc Lào
Điệu múa quạt của dân tộc Lào

Tết đến Xuân về, bản người Lào ngập tràn thanh âm của tiếng cười, niềm vui, những câu hát, điệu nhạc, những tiếng thăm hỏi, chúc tụng đầu Xuân năm mới.

Ông Lò Hải Xôm - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Khoa cho biết: “Tết của dân tộc Lào chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Chính quyền xã cũng rất quan tâm tổ chức các sự kiện trong dịp Tết. Cùng với bà con, đây là dịp để khẳng định, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Lào”. Quan tâm đến bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã theo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới văn minh”. 

Bữa cơm truyền thống trong ngày Tết của dân tộc Lào ở Mường Khoa, huyện Tân Uyên
Bữa cơm truyền thống trong ngày Tết của dân tộc Lào ở Mường Khoa, huyện Tân Uyên

Đời sống của bà con ngày càng phát triển, Tết cổ truyền tổ chức đầm ấm, vui tươi, người dân hạnh phúc. Chúng tôi đến dự Tết dân tộc Lào và ra về mang theo rất nhiều niềm vui, tin tưởng vào mùa Xuân tươi đẹp mà Đảng đã mang đến cho miền đất biên viễn xa xôi này.  

Phụ nữ dân tộc Lào bên bếp lửa
Phụ nữ dân tộc Lào bên bếp lửa
Phụ nữ dân tộc Lào khéo dệt vải, may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình
Phụ nữ dân tộc Lào khéo dệt vải, may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 5 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 5 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Media - Thùy Anh - 13 giờ trước
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Sắc màu 54 - Sơn Ngọc - 23:55, 27/05/2023
Làng Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm tiêu biểu của người Chăm thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nơi đây, đã có nhiều thế hệ phụ nữ giỏi nghề, tích cực bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt truyền thống. Đặc biệt là nghiên cứu phục hồi hoa văn cổ và kỹ thuật trồng bông dệt vải do ông bà xưa truyền lại.
Những triệu phú ở Tam Đường

Những triệu phú ở Tam Đường

Kinh tế - Đinh Phương - 23:53, 27/05/2023
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Media - Quỳnh Trâm - 23:51, 27/05/2023
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Media - BDT - 23:48, 27/05/2023
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.
Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 23:24, 27/05/2023
Thứ sáu, ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Sức khỏe - Quỳnh Trâm - 23:17, 27/05/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có nhiều quầy thuốc, phòng khám chuyên khoa trưng các biển hiệu quảng cáo thu hút bệnh nhân, hoạt động rầm rộ.... nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra lại không đủ hồ sơ giấy phép hoạt động.

"Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 23:16, 27/05/2023
Đó là chủ đề tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2023 do Bộ Y tế tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.