Nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS”, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024.
Thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức 25 hội nghị đối thoại chính sách về phụ nữ và chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới cho hơn 3.700 lượt người dân.
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng nông thôn mới.
Sáng 26/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của UBDT. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông; Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Chiều 25/7, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh cho biết, đơn vị vừa tổ chức 5 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống ma túy vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Ngoài những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, giai đoạn từ năm 2011-2023, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển trên các lĩnh vực giữa các khu vực trong tỉnh; đặc biệt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân từng bước được nâng cao.
Sáng 25/7, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến dự thảo Đề án xác định tiêu chí các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030. Ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc), chủ trì Hội thảo.
Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội có bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, nơi nuôi dưỡng, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa, nơi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chất lượng. Trong dòng chảy đó, vùng DTTS và miền núi của Thủ đô đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc, dung hòa với những tinh hoa trong văn hóa Hà thành xưa – nay để cùng xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa và thanh lịch.
Thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành gần 50% chỉ tiêu kế hoạch. Để bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc điều tra, hiện nay các cấp, các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Điều tra viên tích cực bám nắm địa bàn, đẩy nhanh tiến độ thu thập thông tin tại cơ sở.
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.246 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng nhiều việc làm thiết thực, trong thời gian qua, Người có uy tín tỉnh Điện Biên đã và đang phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực, trở thành những “cột mốc sống” quan trọng trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 24/7, UBND huyện Tam Bình (Vĩnh Long), đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Tam Bình lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có: Ông Thạch Dương - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND huyện; các vị đại diện cho các tôn giáo, chức sắc trên địa bàn và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 8.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tam Bình.
Thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2024, kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh là trên 645 tỷ đồng để thực hiện 10 dự án thành phần thuộc chương trình.
Ngày 24/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam tổ chức buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung, chương trình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức đối với các DTTS Việt Nam”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà chủ trì buổi làm việc.
Những năm qua, huyện Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Chiều 23/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số UBDT đã chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Nhằm giúp bà con DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh am hiểu kiến thức pháp luật, từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã tích cực triển khai các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các huyện miền núi.
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, đời sống của đại bộ phân dân cư trong năm 2023 đã được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tiếp tục giảm. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống của người dân thì nhiều chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cần cải thiện, nhất là chỉ số “Việc làm”.
Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề,... đã tạo điều kiện cho chị em phụ nữ DTTS tích cực phát triển kinh tế vươn lên xóa đói giảm nghèo. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.