Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi cơ chế, chính sách đặc thù chưa được thực thi “đặc thù”: Cơ chế đặc thù chưa được vận hành thông thoáng (Bài 1)

Thúy Hồng - 15:56, 10/08/2024

Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nghị quyết được đánh giá sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành triển khai, các địa phương vẫn tiếp tục gặp lúng túng, trong đó việc áp dụng cơ chế đặc thù vẫn chưa thực sự được vận hành thông thoáng, là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ giải ngân vẫn còn chưa theo kịp kế hoạch đề ra.

Ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù

Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719  đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, tốc độ giải ngân của Chương trình chậm.

Nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở thông qua hoạt động giám sát giữa kỳ của Quốc hội; cũng như thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và theo dõi của các bộ, ngành, địa phương, tại Kỳ họp ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị 8 cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm; Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm; Về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; Về sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện dự án phát triển sản xuất; Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Về ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025; Về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.  

Với những cơ chế đặc thù này được Đại biểu Quốc hội, nhiều cán bộ địa phương và cử tri tin tưởng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình.

Ngày 18/1/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội Triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chương trình MTQG
Ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình MTQG

Theo ông Nguyễn Quốc Luận, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhìn nhận, việc Hội đồng Nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các Chương trình MTQG… sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều địa phương lúng túng trong áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc trong 6 tháng đầu năm 2024, triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG, mới có 08 tỉnh là Đắk Nông, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Trà Vinh, Yên Bái đã ban hành Nghị quyết lựa chọn 21 huyện thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2024-2025; 08 tỉnh đã bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để cho vay các đối tượng chính sách.

Cả nước có 23 địa phương đã ban hành các văn bản điều hành về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm, lập thủ tục chuyển nguồn kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2024; trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất và các nội dung khác tại Nghị quyết số 111/2024/QH15.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội, một số địa phương còn gặp lúng túng. Theo văn bản số 13825/BTC-ĐT ngày 14/12/2023, Bộ Tài chính đề nghị địa phương, các bộ, cơ quan Trung ương thực hiện “đối với kế hoạch vốn ngân sách Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 thực hiện kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2023. Đề nghị, chỉ thực hiện kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đối với các dự án được phân bổ kế hoạch vốn theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; không được phép điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kể từ ngày 15/11/2022 đối với kế hoạch vốn năm 2022”.

Theo ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Nghị quyết số 111/2024/QH15 không quy định việc điều chỉnh kế hoạch trung hạn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; vì vậy khi điều chỉnh kế hoạch vốn hằng năm từ dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ; hoặc không đủ điều kiện để giải ngân theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung thực hiện cho các dự án thành phần khác trong cùng Chương trình MTQG, sẽ vượt tổng mức đầu tư trung hạn đã được phê duyệt nên không thể điều chỉnh được.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG  ước thực hiện 6 tháng đầu năm đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lũy kế giải ngân vốn Chương trình MTQG đến hết tháng 5/2024 là 6.893,9 tỷ đồng, đạt 25,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, Chương trình MTQG 1719 là 3.428 tỷ đồng, đạt 25%.

Tuy nhiên, còn 6 địa phương cho đến hết tháng 5 vừa qua, đạt tỷ lệ giải ngân các Chương trình MTQG trong đó có Chương trình MTQG 1719 dưới 10% đó là: Cà Mau (0%), Bình Phước (2%), Hòa Bình (3%), Nam Định (5%), Hà Tĩnh (7%), Phú Yên (9%). 12 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Quảng Nam, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng.

Trên thực tế, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã được ban hành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đáng chú ý là cơ chế mỗi tỉnh sẽ chọn 2 huyện để thí điểm phân cấp, với nội dung phân cấp khá triệt để khi chuyển thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh cho Hội đồng Nhân dân cấp huyện thực hiện.

Đây là cơ chế "rất thoáng," các địa phương được quyền chủ động làm, giúp rút ngắn nhiều khâu, quy trình thủ tục và thời gian. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành thì các địa phương lại lúng túng khi thực hiện.

Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Ủy ban Dân tộc
Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Ủy ban Dân tộc

Mặt khác, khi áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 mới có hiệu lực năm 2024, khiến các địa phương còn lúng túng. Các gói mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phải thực hiện đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia nên mất nhiều thời gian hơn, trong khi giá nguyên vật liệu xây dựng biến động nhiều nên các dự án phải thực hiện điều chỉnh dự toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình và đến tiến độ giải ngân vốn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ giải ngân triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận tổ chức Đoàn đi học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719

Bình Thuận tổ chức Đoàn đi học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719

Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận do bà Hồ Thị Kim Lệ, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn vừa đến các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Hậu Giang: Đồng bào các DTTS đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển

Hậu Giang: Đồng bào các DTTS đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển

Các cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng bào các dân tộc tỉnh Hậu Giang cần phát huy tính tự lực, tự cường, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng và chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong Quyết tâm thư, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các sự kiện chính trị, lịch sử lớn của đất nước. Đây là ý kiến đề nghị được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, phát biểu tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra sáng nay 1/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang.
Tiềm năng từ cây dược liệu ở Sơn La

Tiềm năng từ cây dược liệu ở Sơn La

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặt biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I : 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Sự vào cuộc của ngành Giáo dục và Đào tạo (Bài 7)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Sự vào cuộc của ngành Giáo dục và Đào tạo (Bài 7)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 2 giờ trước
Nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác tuyên truyền về TH-HNCHT, đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học. Từ đó, nâng cao nhận thức cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng.
Cao Bằng: Hỗ trợ tạo việc làm cho hơn 13.000 lao động người dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Hỗ trợ tạo việc làm cho hơn 13.000 lao động người dân tộc thiểu số

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - CTV - 4 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung - cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp, toàn tỉnh Cao Bằng đã thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho 13.574 lao động
Hậu Giang: Sáng nay, chính thức khai mạc Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024

Hậu Giang: Sáng nay, chính thức khai mạc Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 6 giờ trước
Sáng nay (1/11), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV - năm 2024 chính thức được khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo vụ DTTS và vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc.
Sức bật cho đồng bào Raglay ở Phước Trung thoát nghèo

Sức bật cho đồng bào Raglay ở Phước Trung thoát nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Phước Trung là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bác Ái (Ninh Thuận), với hơn 90% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu dân tộc Raglay. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào Raglay trên địa bàn ngày càng được nâng cao, hàng trăm hộ đã vươn lên thoát nghèo, góp phần vào sự khởi sắc của địa phương.
Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương trình 1719 nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Tập trung nguồn lực thực hiện tốt Chương trình 1719 nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Nhật Minh - 8 giờ trước
Thuận Châu là huyện có số xã nhiều nhất của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, trong đó có tới 24/29 xã khu vực III, với 271 bản đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS chiếm trên 94% dân số của huyện. Trong nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: Từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Nghĩa Lộ hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo đầu tư sản xuất-kinh doanh

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Nghĩa Lộ hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo đầu tư sản xuất-kinh doanh

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 8 giờ trước
Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng, dư nợ đạt 542.565 triệu đồng, bằng 99,36% kế hoạch, tăng 48.729 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,87%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%.
Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Hùng Lợi

Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Hùng Lợi

Kinh tế - Mai Hương - 8 giờ trước
Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế - xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn.
Phụ nữ DTTS hãy tự tin làm chủ cuộc sống

Phụ nữ DTTS hãy tự tin làm chủ cuộc sống

Chính sách dân tộc - Vàng Ni - 9 giờ trước
Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Bình Thuận: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Đăng Diện - 9 giờ trước
Trong 2 ngày (29 và 30/10/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc cấp tỉnh lần thứ I năm 2024. Hội thi có sự tham gia của 105 thí sinh thuộc 7 đoàn: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh.