Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, nhất là các làn điệu dân ca được khôi phục, bảo tồn và phát huy; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng, phong trào văn hóa cơ sở ngày trở nên sôi động… là kết quả trong triển khai thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đây sẽ trợ lực lớn để huyện biên giới Văn Lãng phát triển du lịch bền vững.
Mặc dù chuẩn nghèo được nâng lên nhưng so với dữ liệu điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Xinh Mun vẫn giảm mạnh; dự kiến giảm 18,19%.
Còn thiếu cơ chế, cơ sở pháp lý, đang là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tại Nghệ An có tỷ lệ giải ngân thấp và chậm. Nhận diện khó khăn, vướng mắc, tỉnh Nghệ An đã đề xuất, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân đưa nguồn vốn sớm đến được với đối tượng được thụ hưởng.
Công tác Dân tộc -
Đ/c Hoàng Anh - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Dân tộc tỉnh -
07:15, 20/11/2024 Trong những năm qua, bám sát các chỉ đạo từ Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước xây dựng vùng đồng bào DTTS ngày càng khang trang, hiện đại.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Đây cũng là nội dung thuộc Dự án 8- Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đang triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) nói chung, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) nói riêng. Nhờ sự vào cuộc cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng của Nhân dân, các chương trình MTQG được triển khai có hiệu quả, tạo sự phát triển toàn diện cho vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã đẩy mạnh các hoạt động thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 19/11, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024.
Sáng 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, Ngày hội đại đoàn kết của hơn 21 nghìn hộ đồng bào DTTS ở quê hương Quảng Trị Anh hùng.
Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã huy động các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo.
Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với đa phần là đồng bào Gié Triêng sinh sống. Để bản, làng của đồng bào ngày càng khởi sắc, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, lực lượng Người có uy tín cũng có những đóng góp thiết thực, hiệu quả. Các vị luôn tiên phong trong nhiều lĩnh vực, tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, tránh xa những hủ tục lạc hậu.
Trong 3 năm (2022 - 2024), tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình MTQG 1719). Chương trình đã tạo sinh kế cho người dân phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng nâng cao toàn diện đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sáng 19/11, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy nhanh việc thực hiện các nội dung, dự án chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt, giúp nhiều người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn, trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã linh hoạt lồng ghép và lan tỏa nhiều hình thức tuyên truyền, vận động và bước đầu đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tỷ lệ tảo hôn giảm mạnh, còn 17 trường hợp.
Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Kết cấu hạ tầng được hoàn thiện, kinh tế - xã hội có bước phát triển tích cực; đồng bào các dân tộc đoàn kết, chung sức cùng cấp ủy, chính quyền các cấp vận dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống;... Đây là nền tảng để huyện miền núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) sớm hoàn thành mục tiêu ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn bà Lương Thị Hạnh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Quan Sơn xung quanh nội dung này.
Bức tranh kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An đang ngày càng chuyển biến tích cực. Sự chuyển biến ấy không chỉ hiện hữu qua hàng trăm công trình, nhà ở được xây dựng kiên cố, nhiều mô hình sinh kế được triển khai ở khắp các bản làng, hàng chục ngàn ha rừng được giao khoán cho người dân… mà quan trọng hơn, chính là nếp nghĩ, cách làm của người dân đã từng bước thay đổi, để góp phần xây quê hương ngày càng no ấm, phát triển.
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.