Hội thảo là cơ sở để giới thiệu kết quả, sản phẩm của đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử tiếng đồng bào DTTS Việt - Hrê, Việt - Co”. Đồng thời, cũng là cơ hội để tiếp thu ý kiến, góp ý của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Đề tài.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Phòng Dân tộc huyện Sơn Động tổ chức Hội thảo “Giải pháp thực hiện chính sách về phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang".
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025), những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được kết quả tích cực.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đến nay trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) không còn tình trạng TH&HNCHT. Huyện đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để không còn tái diễn tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS.
Thời gian qua, UBND quận Bình Tân đã áp dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025".
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Namc hú trọng thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể như tập trung thực hiện Nghị quyết 06/NQ-BCH ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam (khóa XI) “Về tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi) và thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”...
Ngày 13/8, tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Sự kiện có sự tham dự của 250 hội viên phụ nữ DTTS đến từ 7 xã trên địa bàn huyện Phong Thổ.
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ nên đã đạt hiệu quả, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao.
Song song với việc thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS. Thực hiện hiệu quả công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) không chỉ làm thay đổi diện mạo buôn làng, mà còn giúp đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững.
Từ ngày 01/01/2024 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 bắt đầu có hiệu lực. Việc áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu mới để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719 cũng khiến cho các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Các gói mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phải thực hiện đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia nên mất nhiều thời gian hơn... làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình và tiến độ giải ngân vốn. Nhiều dự án còn nhiều vướng mắc bất cập, chưa thể triển khai thực hiện dẫn đến tiến độ giải ngân của Chương trình chưa đạt mục tiêu theo kế hoạch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn gặp những khó khăn vướng mắc. Để kịp thời đưa chính sách đến với người dân, tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu bảo đảm chất lượng và tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án từ Chương trình.
Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nghị quyết được đánh giá sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành triển khai, các địa phương vẫn tiếp tục gặp lúng túng, trong đó việc áp dụng cơ chế đặc thù vẫn chưa thực sự được vận hành thông thoáng, là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ giải ngân vẫn còn chưa theo kịp kế hoạch đề ra.
Có nước sinh hoạt về tận nhà, bà con chúng tôi mừng lắm, không còn vất vả đi chở từng can nước hay phải mang quần áo ra suối giặt. Người già, trẻ em được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đỡ lo bệnh tật - đó là những lời chia sẻ phấn khởi của người dân ở các bản làng huyện vùng cao biên giới Mường Tè, Lai Châu.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định thường xuyên phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Định tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động, tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho đồng bào DTTS ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh. Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho người dân; giải quyết nhiều vướng mắc phát sinh trong cuộc sống và tăng cường gắn kết cộng đồng dân cư.
Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Quyết định số 497/QĐ-UBDT phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh tên huyện, xã thôn đặc biệt khó khăn; thôn thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, tỉnh Lào Cai có thêm 21 thôn, tổ dân phố thuộc vùng DTTS và miền núi.
Tỉnh Lai Châu đã và đang thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS và miền núi. Nổi bật những năm gần đây là triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719)… Chương trình có 10 Dự án, với nhiều tiểu dự án, nội dung thành phần được triển khai thực hiện đang phát huy hiệu quả, từng bước giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xác định cơ sở hạ tầng là tiền đề, tạo thế vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, để đẩy mạnh công tác đầu tư.
Thực hiện Dự án 1, Chương trình MTQG 1719, tính đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng hàng trăm căn nhà khang trang, kiên cố cho hộ nghèo vùng DTTS và miền núi.
Thực hiện Dự án 1, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ kịp thời cho các hộ đồng bào DTTS, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình do ông Đinh Duy Chuyên - Phó Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn cùng đại diện một số sở, ngành trong tỉnh Hoà Bình đã đến trao đổi, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.