Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Những yếu tố góp phần vào sự thành công của Cuộc điều tra kinh tế xã hội 53 DTTS

Quỳnh Trâm - 16:57, 03/10/2024

Cuộc tổng điều tra kinh tế - xã hội đối với 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 tại Thanh Hóa đã hoàn thành đúng tiến độ, thu thập được khối lượng lớn thông tin chính xác, nhờ vào sự phối hợp hiệu quả của các đơn vị và đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín vùng DTTS.

Ưu tiên công tác tuyên truyền 

Thanh Hóa là tỉnh có cơ cấu dân tộc phong phú, trong đó người Kinh chiếm đa số, cùng sự hiện diện của 6 dân tộc thiểu số gồm: Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao và Khơ Mú. Các dân tộc này chủ yếu cư trú tại 11 huyện miền núi phía Tây tỉnh, nơi địa hình rộng lớn và đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Đoàn công tác của Chi cục Thống kê Thanh Hóa đi giám sát về phương án điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa
Đoàn công tác của Chi cục Thống kê Thanh Hóa đi giám sát về phương án điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa

Nhằm đảm bảo hoàn thành cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 đúng tiến độ và đạt chất lượng, Thanh Hóa đã xác định công tác tuyên truyền phải được ưu tiên hàng đầu. Việc này giúp đồng bào dân tộc nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc điều tra, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai.

Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, huyện Lang Chánh đã xây dựng chương trình tuyên truyền chi tiết và triển khai đồng bộ xuống các xã, thị trấn. Các địa phương đã sử dụng đa dạng hình thức như in băng rôn, khẩu hiệu, phát thông tin qua hệ thống loa truyền thanh và các phương tiện truyền thông khác để lan tỏa thông điệp về ý nghĩa của cuộc điều tra.

Ông Lê Thế Anh, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Lang Chánh, cho biết: “Tính đến 10h sáng ngày 29/7/2024, toàn bộ các địa bàn trong huyện đã hoàn thành thu thập thông tin. Sau đó, Chi cục Thống kê đã tổ chức nghiệm thu kết quả từ đội ngũ điều tra viên cấp xã và huyện, hoàn tất công tác nghiệm thu vào ngày 5/8/2024. Tài liệu điều tra được bàn giao cho Cục Thống kê Thanh Hóa đúng thời hạn, nhận được sự đánh giá cao về chất lượng thông tin thu thập.”

Dù có những thách thức đặc thù như địa bàn rộng, dân cư sống phân tán và việc điều tra chọn mẫu làm kéo dài thời gian di chuyển, nhưng nhờ sự hỗ trợ tích cực từ đội ngũ Người có uy tín, công tác tuyên truyền và vận động đã mang lại hiệu quả rõ rệt. "Sự phối hợp chặt chẽ của bà con đã góp phần quan trọng để cuộc điều tra diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ", ông Thế Anh nhấn mạnh.

Phát huy vai trò Người có uy tín

Là Bí thư Chi bộ kiêm Người có uy tín của thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, bà Lê Thị Thời luôn đóng vai trò tích cực trong các hoạt động cộng đồng. Khi tham gia công tác tuyên truyền cho cuộc điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024, bà đã trở thành cầu nối quan trọng giữa chính quyền và người dân.

Đội ngũ Người có uy tín đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền cuộc cuộc điều tra tại huyện Lang Chánh
Đội ngũ Người có uy tín đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền cuộc cuộc điều tra tại huyện Lang Chánh

Bà Thời chia sẻ: “Ban đầu, nhiều bà con chưa thực sự hiểu ý nghĩa của cuộc điều tra, một số người e ngại cung cấp thông tin. Tôi cùng các cán bộ xã đã đi từng nhà, giải thích cặn kẽ để bà con nắm rõ rằng, đây là cơ sở để Đảng và Nhà nước xây dựng các chính sách phù hợp, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS.”

Bằng cách nói chuyện chân thành, sử dụng ngôn ngữ dân tộc gần gũi, bà Thời đã giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Không chỉ dừng lại ở việc vận động, bà còn tích cực phối hợp với đội ngũ điều tra viên để giải quyết các khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện tại địa bàn.

“Khi thấy tôi cùng chính quyền kiên trì vận động, bà con dần tin tưởng và nhiệt tình hợp tác. Điều này không chỉ giúp cuộc điều tra hoàn thành đúng tiến độ mà còn củng cố niềm tin của người dân vào các chính sách của Nhà nước”, bà Thời tâm sự.

Huyện Ngọc Lặc là một trong những địa phương có quy mô điều tra lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, với 87 địa bàn thuộc tất cả các xã, thị trấn trải dài trên các khu vực địa lý đa dạng. Việc tổ chức điều tra tại đây gặp không ít khó khăn, đặc biệt trên địa bàn rộng, với nhiều xã vùng núi cao và vùng núi thấp, nơi dân cư sinh sống rải rác và thưa thớt.

Điều tra viên đến từng thôn, từng hộ thu thập thông tin phục vụ cuộc điều tra tại huyện Ngọc Lặc
Điều tra viên đến từng thôn, từng hộ thu thập thông tin phục vụ cuộc điều tra tại huyện Ngọc Lặc

Ông Nguyễn Quang Huyền, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Ngọc Lặc, chia sẻ: “Địa bàn rộng lớn khiến việc di chuyển của điều tra viên và giám sát viên trở nên vất vả, nhiều khu vực phải đi lại với cự ly trên 20km. Đặc biệt, dân cư phân tán đòi hỏi điều tra viên phải có năng lực, kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo thu thập thông tin chính xác.”

Đặc điểm kinh tế, văn hóa, và xã hội khác nhau tại mỗi xã, thị trấn cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đội ngũ điều tra viên linh hoạt trong cách tiếp cận. Để đảm bảo chất lượng dữ liệu, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt trong suốt các khâu của cuộc điều tra.

“Bà con ở đây thường đi làm nương rẫy từ sáng sớm và chỉ trở về nhà vào buổi tối. Chúng tôi phải tranh thủ thời gian này để gặp gỡ, thu thập thông tin. Một số hộ dân do nhận thức chưa đầy đủ, lo ngại rằng cuộc điều tra có thể ảnh hưởng đến các chế độ ưu tiên nên e ngại, không khai thật hoặc giấu thông tin. Những lúc như vậy, chúng tôi phối hợp với trưởng bản và Người có uy tín để giải thích, vận động, giúp bà con hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của cuộc điều tra,” ông Huyền chia sẻ.

Theo ông Lê Minh Hành, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, cuộc tổng điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá toàn diện thực trạng kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.

Cuộc điều tra kết hợp giữa điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu. Điều tra toàn bộ triển khai tại 184 xã, thị trấn, bao gồm 174 xã thuộc các khu vực I, II, III và 10 xã khác có địa bàn DTTS. Đối với điều tra chọn mẫu, Thanh Hóa có 651 địa bàn tại 19 huyện, thị xã, thành phố, trong đó 11 huyện miền núi, với tổng 20.826 hộ tham gia.

Điều tra viên đến từng thôn, từng hộ thu thập thông tin phục vụ cuộc điều tra tại các huyện miền núi Thanh Hóa
Điều tra viên đến từng thôn, từng hộ thu thập thông tin phục vụ cuộc điều tra tại các huyện miền núi Thanh Hóa

Đến ngày 15/8/2024, toàn tỉnh đã hoàn thành cuộc điều tra với khối lượng thông tin lớn và chính xác, nhờ sự phối hợp hiệu quả của các đơn vị và vai trò quan trọng của đội ngũ già làng, Người có uy tín.

“Để cuộc điều tra diễn ra thuận lợi, công tác tuyên truyền được triển khai sớm, đặc biệt chú trọng vai trò của già làng, Người có uy tín. Họ am hiểu tình hình, được bà con tin tưởng, giúp vận động đồng bào DTTS hợp tác cung cấp thông tin chính xác. UBND tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện tối đa để đội ngũ này tham gia tích cực, góp phần vào thành công của cuộc điều tra.,”, ông Hành chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Chiều 23/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long nhân dịp đoàn có chuyến công tác đến Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 11 đại biểu Người có uy tín, do ông Thạch Dương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tin nổi bật trang chủ
Các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10

Các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10

Tin tức - Tào Đạt - 18 phút trước
Để chủ động ứng phó với bão số 10 Pabuk, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện gửi các tỉnh, thành ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 30 phút trước
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024 nằm trong các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học…
Hà Nội, Huế lọt top 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới

Hà Nội, Huế lọt top 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa công bố danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới năm 2024. Việt Nam có Huế và Hà Nội lọt danh sách này.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 23/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức hai Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk năm 2024.
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 23/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long nhân dịp đoàn có chuyến công tác đến Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 11 đại biểu Người có uy tín, do ông Thạch Dương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết hợp Đông-Tây y đem lại hiệu quả cao trong phòng chống đột quỵ não

Kết hợp Đông-Tây y đem lại hiệu quả cao trong phòng chống đột quỵ não

Sức khỏe - Mnh Nhật - 1 giờ trước
Với những phương pháp điều trị đa dạng và kinh nghiệm lâu đời, y học cổ truyền không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ não.
Sóc Trăng: Sáng tạo các hình thức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho học sinh, giáo viên và Nhân dân khu vực biên giới biển

Sóc Trăng: Sáng tạo các hình thức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho học sinh, giáo viên và Nhân dân khu vực biên giới biển

Tin tức - Văn Long - Minh Triết - 1 giờ trước
Ngày 23/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở , Trung học Phổ thông Lai Hòa và Uỷ ban Nhân dân P. 2, thị xã Vĩnh Châu tổ chức các hoạt động tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho giáo viên, học sinh và cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Liên kết sản xuất – chìa khoá thoát nghèo ở Sơn Dương

Liên kết sản xuất – chìa khoá thoát nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 1 giờ trước
Những năm qua, Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) có đa ngành nghề, lĩnh vực, trong đó ưu tiên xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, chương trình OCOP. Các HTX đã và đang phát huy hiệu quả trong việc tập trung, khai thác, sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương, đóng góp tích cực vào giảm nghèo bền vững.
Bình Gia: 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi

Bình Gia: 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi

Tin tức - MInh Anh - 1 giờ trước
Để giúp người dân nghèo có vốn để phát triển sản xuất, UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, nhất là vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hộị. Theo đó, đã 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Công tác Dân tộc - Văn Hoa (Thực hiện) - 2 giờ trước
Sau gần 4 năm huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của toàn xã hội và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chi Lăng về kết quả trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện.