Yên Bái là địa phương đã có nhiều sáng tạo trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG1719 từ năm 2021 đến nay. Theo đó, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa các văn bản, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, có sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với nhiều cách làm sáng tạo, chủ động. Trên cơ sở đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn, lồng ghép nguồn lực thực hiện, tạo sinh kế bền vững, giúp người dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Đó là ý kiến được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG DTTS) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Những năm gần đây, đời sống của đồng bào DTTS ở những địa bàn khó khăn của tỉnh Quảng Trị đang có sự chuyển mình tích cực. Đặc biệt, chất lượng cuộc sống của đồng bào đang từng bước được nâng lên. Thành quả này là từ quá trình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Nổi bật gần đây nhất, là việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Chương trình triển khai với nhiều dự án, nội dung thành phần nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS. Dự án dẫn nước sạch về xã chiến khu Ba Lòng, chấm dứt tình cảnh bà con phải chắt chiu từng giọt nước trong mùa khô là một minh chứng.
Đây là chủ đề của Hội thảo do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị tổ chức ngày 17/6. Tham dự Hội thảo có 100 đại biểu là lãnh đạo Hội LHPN các xã thuộc các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Vĩnh Linh và Gio Linh; chủ “Địa chỉ tin cậy” các thôn; ban điều hành Plan các xã tham dự.
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lạng Sơn, đời sống đồng bào các DTTS còn nhiều khó khăn. Với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng Nhân dân đã phát huy sức mạnh thực hiện hiệu quả Quyết tâm tư Đại hội DTTS lần thứ III năm 2019. Đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Tràng Định đã có nhiều sự khởi sắc.
Trong nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín ở Quảng Trị đã thể hiện rõ vai trò “cầu nối” giữa ý Đảng với lòng dân, đi đầu trong các phong trào thi đua, các hoạt động ở cơ sở. Hiện nay, đội ngũ những Người có uy tín đang tiếp tục cùng với chính quyền các cấp triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Đặc biệt, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đội ngũ Người có uy tín không chỉ là những tuyên truyền viên vận động đồng bào, mà họ còn là những hạt nhân đi đầu làm trước để đồng bào đồng lòng, chung tay thực hiện hiệu quả Chương trình.
Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai các nội dung của Dự án 7 về Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, sau hơn 3 năm trển khai, bước đầu đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, nhất là tỷ lệ phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em đã cải thiện đáng kể. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế về những hoạt động và kết quả đã đạt được từ việc triển khai thực hiện Dự án 7 này.
Chiều ngày 13/6, tại TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ II (năm 2019), trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đang bước vào những năm cuối của giai đoạn I (2021-2025). Những khó khăn, thách thức bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan vẫn hiện hữu… nhưng điều thấy rõ nhất là các địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ trên chặng đua “nước rút”, để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp bố trí, sắp xếp 613 hộ dân ra khỏi vùng thiên tai theo kế hoạch năm 2024 với tổng kinh phí trên 103 tỷ đồng.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Trịnh Xuân Trường tại Hội nghị đánh giá tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và tình hình quyết toán vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024 vừa diễn ra.
Từ ngày 01/7 đến 15/8, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS. Thông tin từ cuộc điều tra không chỉ để đánh giá hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 mà còn là cơ sở để hoạch định chính sách dân tộc cho giai đoạn 2026 - 2030.
Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Định do ông Đinh Văn Lung - Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn vừa có chuyến đi thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm với Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai. Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Văn Khang - Trưởng Ban Dân tộc và công chức thuộc Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai.
Nhiều chủng loại cây, diện tích lớn, thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp… là những tiềm năng sẵn có để phát triển cây dược liệu vùng DTTS và miền núi. Việc phát triển loại cây này như được tiếp thêm động lực bởi từ Chương trình MTQG 1719. Dẫu vậy, vẫn không tránh khỏi những khó khăn, thách thức trong thực tiễn triển khai.
Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025", Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, qua đó, từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực là người DTTS trên địa bàn.
Để giúp các hộ nghèo người DTTS có một mái ấm nhằm an cư lạc nghiệp, Dự án hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực để biến ước mơ của bà con thành hiện thực.
Tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, Dự án IREM (Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên) phối hợp cùng Ban Quản lý Chương trình vùng xã Huổi Lèng đã tổ chức trao tặng 34 téc chứa nước cho 34 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các bản Huổi Lèng, Ca Dính Nhè, Trung Dình, xã Huổi Lèng.
Năm 2024, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) với tổng kinh phí trên 34 tỷ đồng. Đến nay, phần lớn các dự án, tiểu dự án đã lập dự toán chi tiết; đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và chuẩn bị khởi công.
Những năm gần đây, triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Điện Biên đã thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt cùng sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân.