Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển giao thông nông thôn, điểm sáng ở Lào Cai

Trọng Bảo - 11:54, 09/10/2024

Sáng 01/7, cùng với cả nước tỉnh Lào Cai đã ra quân thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024. Theo đó, đến ngày 9/8, Lào Cai hoàn thành điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Cuộc điều tra đã cho thấy những điểm sáng tích cực trong bức tranh kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bản tỉnh; trong đó có việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.

Trong giai đoạn 2021-2024, hạ tầng giao thông nông thôn ở Lào Cai có sự phát triển mạnh mẽ
Trong giai đoạn 2021-2024, hạ tầng giao thông nông thôn ở Lào Cai có sự phát triển mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Sáng 01/7, cùng với cả nước tỉnh Lào Cai đã ra quân thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024. 

Cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống... để biên soạn các chỉ tiêu thống kê phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 - 2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về DTTS tại Việt Nam. Đối với công tác dân tộc, kết quả của cuộc điều tra là căn cứ để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030.

Theo đó, đến ngày 9/8, Lào Cai hoàn thành điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Cuộc điều tra đã cho thấy những điểm sáng tích cực trong bức tranh kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bản tỉnh; trong đó có việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.

Xác định giao thông có vai trò là “chìa khóa” để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS; ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các sở ban ngành, các địa phương khảo sát nhu cầu để xây dựng đề án phát triển giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

 Riêng với giao thông nông thôn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 về “Chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới”. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh Lào Cai đã xây dựng được gần 1000km đường giao thông nông thôn.

“Với đặc thù là tỉnh vùng cao, thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, thì nguồn lực hỗ trợ từ trung ương, nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia có vai trò rất quan trọng, góp phần giúp cho tỉnh Lào Cai củng cố, xây dựng hạ tầng giao thông, trong đó có hệ thống giao thông nông thôn”, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lào Cai cho hay

Điển hình như Bát Xát, huyện 30a của tỉnh Lào Cai, những với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, lồng ghép các nguồn vốn của trung ương, địa phương, nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia… hạ tầng giao thông nông thôn của huyện Bát Xát đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, đã có khoảng 150km đường giao thông nông thôn được đầu tư mở mới, nâng cấp và bê tông hóa.

“Huyện đã chủ động phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn, từ đó các xã đã chủ động hơn trong việc lựa chọn các tuyến đường để đầu tư sao cho phù hợp nhất, cấp thiết nhất. Trong quá trình triển khai, huyện đã thành lập Tổ tư vấn hướng dẫn giúp các xã trong việc khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công… Nhờ đó, các công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đều bảo đảm kỹ, mỹ thuật”, ông Lưu Trung Thành, Phó phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bát Xát thông tin.

Lào Cai lồng ghép các nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn
Lào Cai lồng ghép các nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn

Hạ tầng giao thông được coi là “chìa khóa” để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS; việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, đi lại của bà con Nhân dân. Là tỉnh vùng cao biên giới có điều kiện địa hình, địa chất khu vực chia cắt mạnh, đồi núi cao, vực sâu, thời tiết phức tạp, lại thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai…

 Chính vì vậy, để có được những thành tựu trong phát triển giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng, là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc của tỉnh trong việc hiến công sức, hiến đất để làm đường.

Trận mưa lũ lịch sử trong tháng 9 vừa qua do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh Lào Cai; trong đó có hệ thống giao thông nông thôn. Hàng trăm tuyến đường bị sụt lún, sạt lở, cuốn trôi… ước thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Thời gian qua, một số địa phương đã có báo cáo về Ban Dân tộc, về việc điều chuyển các nguồn vốn khó triển khai thực hiện sang đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, như trường học, thủy lợi, nước sinh hoạt; đặc biệt là các công trình giao thông. Với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc tỉnh đã tổng hợp báo cáo UBND.

Mưa lũ gậy thiệt hại lớn về giao thông nông thôn ở Lào Cai
Cuộc điều tra thu thập thông tin vừa hoàn thành, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về giao thông nông thôn ở Lào Cai

Theo ông Nhẫn, hiện nay, cũng có những khó khăn, vướng mắc nhất định, ví dụ như đối với các công trình đang thi công do các tổ đội thực hiện mà chưa có nghiệm thu, đánh giá nhưng bị hư hỏng, vùi lấp do mưa lũ, thì cũng có khó khăn trong việc xác định khối lượng đã thi công, do việc ghi chép nhật ký thi công của các tổ đội này cũng không được bài bản như các đơn vị thi công chuyên nghiệp, rồi có thể sổ sách cũng bị mưa lũ cuốn trôi…

"Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có sự giám sát của cộng đồng nên chính thôn bản và cộng đồng sẽ họp đánh giá về khối lượng đã thi công đối với các công trình bị hư hỏng, vùi lấp. Từ đó, sẽ có căn cứ tiếp tục bổ sung vốn để hoàn thành đối với các công trình này”, ông Nhẫn nhấn mạnh.

Sau thiên tai, mưa lũ, Lào Cai đang tập trung mọi nguồn lực để khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất; trong đó, việc sớm khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được chú trọng. Tỉnh đang tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ và Văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải…

Đặc biệt, cùng với kết quả từ cuộc điều tra thu thập thông tin 53 DTTS vừa qua, cùng với việc đánh giá đúng thực trạng thiệt hại do trận mưa lũ lịch sử trong tháng 9, từ hoàn lưu bão số 3 gây ra, sẽ là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030", ông Nhẫn chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Kiên Giang: Biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Ngày 23/12, tại TP. Rạch Giá (Kiên Giang) Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang năm 2024. Đến tham dự hội nghị có ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hoà thượng Danh Đổng - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang; các đại biểu đại diện cho các Sở, ban ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh. Đặc biệt, sự có mặt của 81 đại biểu chính thức là những gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu nhất, đại diện cho 285 vị Người có uy tín của tỉnh tham hội nghị.
Tin nổi bật trang chủ
Sơn Dương (Tuyên Quang): Quyết liệt triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Sơn Dương (Tuyên Quang): Quyết liệt triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 1 phút trước
Đặt mục tiêu hết năm 2025 không còn gia đình nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã hỗ trợ hàng trăm hộ nghèo, DTTS, gia đình chính sách làm mới và sửa chữa nhà ở. Nhờ đó, các hộ gia đình đã ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế, xóa nghèo.
Nâng tầm cây chè Sơn Dương

Nâng tầm cây chè Sơn Dương

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 phút trước
Chè là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), tạo sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tích cực giảm nghèo bền vững.
Cần Thơ hướng đến trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của khu vực ĐBSCL

Cần Thơ hướng đến trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của khu vực ĐBSCL

Kinh tế - Hoàng Minh - 5 phút trước
Thực hiện Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, Thành phố Cần Thơ sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Đến năm 2045, Thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
Đắk Lắk: Ngăn chặn nhóm học sinh tự chế pháo nổ

Đắk Lắk: Ngăn chặn nhóm học sinh tự chế pháo nổ

Pháp luật - Hoàng Thùy - 6 phút trước
Ngày 23/12, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhóm học sinh lên mạng mua hóa chất, vật phẩm để chế tạo pháo nổ.
Quảng Nam: Chìm phà trên sông, 14 người may mắn thoát nạn

Quảng Nam: Chìm phà trên sông, 14 người may mắn thoát nạn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 7 phút trước
Chiếc phà chở 14 người đang di chuyển trên sông Trường Giang thì bị chìm, may mắn toàn bộ 14 người trên phà thoát nạn.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Ra mắt CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện biên giới Đức Cơ

Gia Lai: Ra mắt CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện biên giới Đức Cơ

Xã hội - Ngọc Thu - 7 phút trước
Ngày 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND xã Ia Kla, Trường THCS Lý Tự Trọng (xã Ia Kla, huyện Đức Cơ) tổ chức ra mắt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.
Đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản quốc gia

Đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản quốc gia

Kinh tế - Hoàng Minh - 12 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam. Trong đó, bổ sung thêm chính sách đặc thù cho hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội, trang trại, hộ gia đình với quy định hỗ 100% kinh phí xây dựng mô hình sản xuất tập trung theo quy mô lớn.
Các điểm đón Giáng sinh lớn nhất cả nước đang tất bật với không gian trang hoàng lộng lẫy

Các điểm đón Giáng sinh lớn nhất cả nước đang tất bật với không gian trang hoàng lộng lẫy

Tin tức - Minh Nhật - 12 phút trước
Không khí tất bật tại 4 điểm đón Giáng sinh lớn nhất cả nước: Ninh Bình khoe cây thông 27 tầng, Hà Tĩnh bày trí hang đá hoành tráng...
Nậm Nhùn (Lai Châu): Bảo tồn nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng gắn với phát triển du lịch

Nậm Nhùn (Lai Châu): Bảo tồn nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Mảng gắn với phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Các giá trị văn hóa, dân ca, dân vũ truyền thống dân tộc Mảng tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được bảo tồn, phục dựng, tổ chức thường xuyên đã và đang góp phần từng bước xây dựng thành sản phẩm văn hóa đặc sắc, phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.
Kiên Giang: Biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Kiên Giang: Biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 23/12, tại TP. Rạch Giá (Kiên Giang) Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang năm 2024. Đến tham dự hội nghị có ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hoà thượng Danh Đổng - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang; các đại biểu đại diện cho các Sở, ban ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh. Đặc biệt, sự có mặt của 81 đại biểu chính thức là những gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu nhất, đại diện cho 285 vị Người có uy tín của tỉnh tham hội nghị.