Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Sắc Xuân trên bản Mông

Sắc Xuân trên bản Mông

Video - Photo - Tố Oanh-Lê Trung Thắng (Thực hiện) - 14:57, 21/01/2022
Khi núi rừng Tây Bắc khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của những cánh hoa đào, hoa mơ, hoa mận; đâu đó tiếng khèn Mông gọi bạn hòa với những bản tình ca lãng mạn vang vọng khắp bản làng. Trong ánh nắng đầu Xuân ngọt ngào đã phần nào xua đi cái lạnh vùng cao, mọi người cùng nhau thêu thùa, xuống chợ phiên cuối năm để chuẩn bị đón một cái Tết sum vầy.
Người có uy tín làm giàu từ cây thuốc nam

Người có uy tín làm giàu từ cây thuốc nam

Video - Photo - Việt Hùng - Duy Ly - Hoàng Quý - 22:56, 11/01/2022
Có lẽ người dân thôn Yên Sơn (nơi có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống), xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã rất quen thuộc với cái tên Lý Văn Phủ. Ông là Người có uy tín tiêu biểu của thôn với những đóng góp, cống hiến đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư thôn Yên Sơn nói riêng, xã Ba Vì nói chung. Đặc biệt, ông cũng là người tiên phong trong phát triển kinh tế gia đình với mô hình trồng cây dược liệu và bán thuốc nam gia truyền.
Giữ lửa làng nghề gốm đỏ

Giữ lửa làng nghề gốm đỏ

Video - Photo - PV - 16:07, 04/01/2022
Ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến hoạt động tại các cơ sở sản xuất gốm Vĩnh Long càng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Việc xoay xở tìm hướng đi duy trì sản xuất, “giữ lửa” cho nghề gốm truyền thống được xem là giải pháp sống còn.
Rực rỡ sắc màu trang phục dân tộc Mông

Rực rỡ sắc màu trang phục dân tộc Mông

Video - Photo - Văn Hoa - 17:26, 26/12/2021
Lào Cai có những nhóm ngành Mông hoa, Mông đen, Mông trắng, Mông xanh… Đến với Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III, Đoàn diễn viên dân tộc Mông tỉnh Lào Cai đã có màn biểu diễn trang phục truyền thống đầy màu sắc.
Đẩy gậy - Trò chơi dân gian yêu thích của người Mông

Đẩy gậy - Trò chơi dân gian yêu thích của người Mông

Video - Photo - Văn Hoa - 14:14, 25/12/2021
Đẩy gậy là trò chơi dân gian yêu thích của đồng bào dân tộc Mông. Tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 tại Lai Châu, đoàn đại biểu của 11 tỉnh tham dự Ngày hội đã tổ chức thi trò chơi đẩy gậy và nhận được sự quan tâm, cổ vũ nhiệt tình của người dân và du khách.
Vui Hội giã bánh giầy

Vui Hội giã bánh giầy

Video - Photo - Văn Hoa - 19:00, 24/12/2021
Đối với đồng bào Mông, bánh giầy là thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 tại Lai Châu, đoàn nghệ nhân dân tộc Mông của 11 tỉnh đã có cuộc thi giã bánh giầy vui nhộn, mang ý nghĩa về văn hóa tâm linh sâu sắc; đồng thời đem đến cho du khách một trải nghiệm thú vị về nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông.
Lợi ích kép từ tiết học tiếng Ê đê

Lợi ích kép từ tiết học tiếng Ê đê

Video - Photo - Lê Hường - Phan Trọng - 08:37, 21/12/2021
15 năm qua, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức và duy trì việc dạy tiếng Ê đê cho học sinh tiểu học. Qua đó góp phần giữ gìn tiếng nói, chữ viết dân tộc Ê đê và hình thành thói quen bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình đối với các học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nghị lực của cô giáo người Giẻ Triêng

Nghị lực của cô giáo người Giẻ Triêng

Video - Photo - Lê Phương - 21:02, 20/12/2021
Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên việc đi học của em Y Son người đồng bào dân tộc Giẻ Triêng ở thôn Tà Pók, xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tưởng chừng như gián đoạn. Nhưng nhờ “Chương trình Nâng bước em đến trường” của Bộ đội Biên phòng tỉnh đã giúp cho Y Son tiếp tục được đến trường và viết tiếp ước mơ trở thành cô giáo dạy chữ cho con em đồng bào ở quê hương.
Vững niềm tin nơi phên dậu

Vững niềm tin nơi phên dậu

Video - Photo - BDT - 11:20, 08/12/2021
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi là khu vực phên dậu của Tổ quốc, giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, đồng bào dân tộc thiểu số một lòng giữ trọn niềm tin với Đảng, đóng góp sức mình cho cách mạng cũng như công cuộc đổi mới của đất nước ngày nay.
Nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm giàu trên đồng đất quê hương

Nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm giàu trên đồng đất quê hương

Video - Photo - BDT - 22:45, 03/12/2021
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước tiến dài, mở ra cơ hội làm giàu cho người nông dân. Thay vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá trị kinh tế cây trồng thấp như trước đây; thì nay bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết chặt chẽ giữa các nông hộ, hội viên, thành viên để sản xuất tập trung và tiêu thụ sản phẩm.
Đổi thay vùng đồng bào có đạo ở Tây Nguyên

Đổi thay vùng đồng bào có đạo ở Tây Nguyên

Video - Photo - BDT - 16:06, 24/11/2021
Trên những bản làng của Tây Nguyên, đời sống đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào giáo dân nói riêng ngày càng ấm no, hạnh phúc; người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sống tốt đời đẹp đạo.
Phát triển du lịch từ văn hóa truyền thống

Phát triển du lịch từ văn hóa truyền thống

Video - Photo - BDT - 18:42, 12/11/2021
Dù là địa bàn còn nhiều khó khăn, song vùng dân tộc thiểu số và miền núi lại có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Từ lợi thế cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, đặc biệt là bản sắc văn hóa truyền thống, kết hợp với sự liên kết du lịch vùng, đã tạo bứt phá cho du lịch ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Những nhà sư sống tốt đời đẹp đạo

Những nhà sư sống tốt đời đẹp đạo

Video - Photo - BDT - 20:48, 05/11/2021
Xây nhà đại đoàn kết, cầu dân sinh, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời người dân khó khăn do đại dịch Covid-19…là những việc làm thiết thực tô đẹp thêm hình ảnh sống tốt đời, đẹp đạo của những nhà sư vùng đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ.
Điểm tựa của buôn làng

Điểm tựa của buôn làng

Video - Photo - BDT - 11:31, 28/10/2021
Những năm qua, các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Tây Nguyên ngày càng thay da, đổi thịt. Kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, Người có uy tín - họ là những điểm tựa của bản làng, chung sức, đồng lòng cùng chính quyền địa phương xây dựng buôn làng no ấm, bình yên và ngày phát triển.
Đổi thay ở Mường Nhé

Đổi thay ở Mường Nhé

Video - Photo - PV - 11:30, 23/10/2021
Về mảnh đất ngã ba biên giới Mường Nhé (Điện Biên) hôm nay không còn cảnh nghèo đói, lạc hậu, thay vào đó là những bản làng ấm no hiện hữu. Qua đó, khẳng định chủ trương, chính sách đầu tư đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào nơi đây.
Bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer

Bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer

Video - Photo - BDT - 22:53, 08/10/2021
Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer sinh sống tập trung ở Tây Nam Bộ. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, đồng bào nơi đây vẫn lưu giữ và phát huy được nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm phóng phú nền văn hóa của cộng các dân tộc Việt Nam.
Làng Chăm đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Làng Chăm đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Video - Photo - BDT - 08:34, 30/09/2021
Thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) là nơi sinh sống của hơn 600 hộ đồng bào Chăm. Nơi dây đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Những bông hoa của núi rừng

Những bông hoa của núi rừng

Video - Photo - BDT - 13:47, 14/09/2021
Cùng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, trong những năm gần đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Đóng góp vào những thành tựu đó là những bông hoa của núi rừng - họ vượt khó vươn lên, truyền cảm hứng cho nhiều người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Pác Nặm: Bao giờ mới có xã về đích nông thôn mới?

Pác Nặm: Bao giờ mới có xã về đích nông thôn mới?

Video - Photo - Minh Thu - Việt Hùng - Duy Ly - 19:45, 25/08/2021
Pác Nặm (Bắc Kạn) là 1 trong 60 huyện nghèo nhất cả nước. Năm đầu tiên thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Pác Nặm là trên 50%. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình, dù đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng hiện toàn huyện vẫn chưa có xã nào về đích Nông thôn mới.
Phụ nữ huyện Mèo Vạc phòng chống dịch Covid-19

Phụ nữ huyện Mèo Vạc phòng chống dịch Covid-19

Video - Photo - Văn Hoa - Minh Đức - 16:25, 17/08/2021
Thời gian qua, huyện vùng cao biên giới Mèo Vạc (Hà Giang) đã đẩy mạnh tuyên truyền về dịch Covid-19 và các biện pháp phòng chống dịch cho các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, người dân, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, trên địa bàn huyện đã nêu cao tinh thần phòng chống dịch bệnh, tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Phóng viên ghi lại một số hình ảnh đẹp về tinh thần phòng chống dịch của phụ nữ DTTS tại huyện vùng cao Mèo Vạc.