Lên huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) độ này, chúng tôi được cảm nhận niềm hứng khởi của bà con dân bản về những giống cây trồng mới được mùa, được giá mà năng suất vượt trội. Hỏi ra mới hay, bà con vừa đưa giống lúa chất lượng cao VNR20 vào thâm canh. Rồi cả cây lạc nữa – một loại cây vốn quen với đất đai, khí hậu đồng bằng, quen với nếp canh tác của người dưới xuôi cũng đã ngược núi, ngược rừng mà vươn lên xanh tốt trên đỉnh Trường Sơn.
Mặc dù dân số rất ít nhưng dân tộc Ngái lại cư trú ở nhiều địa phương trên cả nước. Điều này khiến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ngái luôn hiện hữu trong quá trình giao lưu, hội nhập.
Ngày 2/12, xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025.
Bằng tất cả sự tự hào, Y Bây Kbuôr, Trưởng buôn Kmrơng prông A, xã Ea tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã giới thiệu với chúng tôi về chiêng tre (Ching Kram) một cách vô cùng thu hút: “Chiêng tre không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ nghệ thuật thể hiện sự tài hoa của chủ thể sáng tạo ra nó, mà còn chứa đựng giá trị to lớn về mặt văn hóa tinh thần của người Ê Đê”.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động thiết thực, thời gian qua đã làm thay đổi tích cực cách nghĩ và các hành vi ứng xử liên quan đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc Khmer tại Trà Vinh.
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 với chủ đề “Logistics và Chuyển đổi số vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ. Tại Điễn đàn các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL), Bộ, ngành và doanh nghiệp đã thảo luận các vấn đề những tiềm năng và hạn chế, đồng thời tìm giải pháp để phát triển logistics, khơi thông luồng hàng vùng ĐBSCL.
Cùng với việc giữ gìn những nghi lễ truyền thống đặc sắc như Lễ cúng nhà rông, mừng năm mới, bỏ mả… đồng bào Gia Rai còn rất chú trọng đến Lễ cúng giọt nước. Đồng bào xem đây một nghi lễ quan trọng nhằm cầu xin thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” theo Chương trình MTQG 1719, bằng sự quan tâm sát sao của các cấp ủy, chính quyền, nhiều hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Văn Lãng đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản, xây dựng vùng biên giới ổn định, phát triển.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.
Thời gian qua, các đảng viên ở miền núi Quảng Nam, đặc biệt đảng viên là già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thực sự là “cánh tay nối dài” của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Để làm được việc đó, họ phải là những người tiên phong, gương mẫu được mọi người nể trọng.