Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về Hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo Trung ương với các địa phương về kết quả thực hiện các Chương trình MTQG, chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Tuyên Quang cùng một số thông tin nổi bật khác về lĩnh vực dân tộc - tôn giáo. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: “Hiệu quả từ mô hình giáo họ bình yên” của tác giả Minh Huyền.
Tết “Xíp xí” của người Thái Trắng ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu diễn ra vào trung tuần tháng 7 âm lịch. Người Thái quan niệm, dù có đi đâu, thì dịp này cũng phải trở về để đoàn tụ với gia đình, kính hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Tết “Xíp xí” được tổ chức theo từng gia đình, có nơi theo dòng họ và tùy từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức to, nhỏ khác nhau. Dịp này, gia đình nào càng mời được nhiều bà con, khách khứa đến dự càng may mắn…
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về hoạt động của lãnh đạo UBDT bàn về những chính sách đầu tư nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào vùng DTTS và miền núi; các hoạt động chăm lo cho đồng bào các dân tộc, Người có uy tín, bảo tồn bản sắc văn hóa… Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: “Bản hạnh phúc trên đỉnh Sơn Bạc Mây” của tác giả Thùy Anh.
Sa Ná thuộc xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa). Cái tên được nhắc nhiều nhất trong trận lũ lịch sử vào tháng 8/2019, nay đã khác. Không còn cảnh hoang tàn, đổ nát, vùng đất này đã trở thành bản Nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Kbang (Gia Lai) không chỉ là vùng căn cứ cách mạng, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nơi sinh ra người anh hùng Núp huyền thoại… mà còn là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, “cái nôi” của nền văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên - đặc biệt là dân tộc Ba Na.
Với dân số khoảng trên 1500 người, đồng bào Cống ở Lai Châu sinh sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn. Người Cống định cư ở ven suối, ở nhà sàn, trang phục truyền thống là váy đen, áo cóm, và khăn piêu.
Thưa quý vị và các bạn! Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về Lễ khai mạc Tuần văn hóa Lào tại Việt Nam; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt Hội thánh và tổ chức Cao Đài; Tập huấn tuyên truyền chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo; các hoạt động chăm lo cho đồng bào DTTS ở các địa phương. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: “Ba Đảng viên trong một gia đình giáo dân” của tác giả An Yên.
Thưa quý vị và các bạn! Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về phiên họp góp ý chuyên đề “Chủ nghĩa dân tộc trong tình hình thế giới hiện nay - Vấn đề đặt ra cho Việt Nam”; Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2020; Các hoạt động liên quan đến công tác dân tộc – tôn giáo ở địa phương. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: …”Nữ già làng kế tục sợi dây truyền thống ở Pa Tầng” của tác giả Khánh Ngân
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tp Hà Nội; hoạt động tiếp đoàn người có uy tín tỉnh Quảng Trị tại trụ sở UBDT; Các hoạt động liên quan đến công tác dân tộc – tôn giáo ở địa phương và một số thông tin nổi bật khác ở vùng đồng bào DTTS và MN. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: Dân làng Mít Jep có nghề “may áo” cho chiêng của tác giả Thùy Dung.
Thưa quý vị và các bạn! Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về cuộc họp bàn, đề xuất các giải pháp tháo gỡ một số vướng mắc, khó khăn trong xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và MN; Việc sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc; Các hoạt động liên quan đến công tác dân tộc – tôn giáo ở địa phương. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: “Người sở hữu gần 100 cuốn sách cổ về văn hóa Dao” của tác giả Giang Lam.
Khi những chân ruộng đã bén rễ hồi xanh, là thời điểm người đàn ông thường vào rừng hái măng, tìm nấm, hay xuống suối bắt cá, đó tôm. Còn phụ nữ lại dành thời gian trau chuốt từng đường kim mũi chỉ, gom góp từng sợi lanh, bó chàm sao cho đạt được thùng thuốc nhuộm như ý. Để có những bộ váy áo rực rỡ trong ngày hội là cả một quá trình lao động cần mẫn, là sự hội tụ tinh hoa từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển thì con người ngày lại muốn tìm về với thiên nhiên, cội nguồn. Làng nhà sàn Thái Hải cách thành phố Thái Nguyên 12km, và cách Hà Nội chỉ hơn 1 giờ đồng hồ nhưng lại vô cùng yên tĩnh, thanh bình và lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, đã và đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La, được đồng bào Si La trân trọng, gìn giữ từ đời này sang đời khác. Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La ở Lai Châu ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất. Đây cũng là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng.
Cát Cát (TP. Sa Pa, Lào Cai) được mệnh danh là ngôi làng đẹp nhất Tây Bắc. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, được trải nghiệm nền văn hóa dân tộc Mông độc đáo từ trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng, đến kiến kiến trúc nhà truyền thống…
Mùa hè của trẻ em miền xuôi thường được cùng gia đình đi du lịch, mua sắm, về quê thăm ông bà hay tham gia các lớp trải nghiệm… Nhưng với trẻ em vùng cao Lai Châu, ngày hè vẫn là những trò chơi dân gian trên nương, là những buổi chiều vắt vẻo trên lưng trâu lững thững về bản, là công việc thường ngày phụ giúp gia đình. Tuy mệt nhọc, nhưng với các em là cả một bầu trời tuổi thơ trong trẻo…
Mùa này, đến vùng cao Lai Châu, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến khung cảnh lao động hăng say của người dân nơi đây. Ngay từ sáng sớm, bà con đã í ới gọi nhau ra ruộng, nào trâu, bò, ngựa, có cả tiếng máy cày liên hoàn bình bịch, hối hả… Từ người già đến trẻ con ai ai cũng náo nức cho một mùa cấy mới. Niềm vui ấy hiện trên gương mặt của những người nông dân miền sơn cước, với ước vọng một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu…
Ngày 14/6, Báo Dân tộc và Phát triển phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình tổ chức tặng quà cho đồng bào Bru Vân Kiều tại 3 xã Kim Thủy, Lâm thủy, huyện Lệ Thủy và xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình (16/6/1957 - 16/6/2022).
Mỗi khi hè về, trẻ vùng cao Tây Bắc luôn giống như những cây rừng, lớn lên giữa đại ngàn thăm thẳm, sống hòa mình với thiên nhiên. Ngoài những trò chơi thú vị, các em có thể đỡ đần cha mẹ rất nhiều việc, từ đi nương, kiếm củi, chăn trâu, thả bò, trông em, xách nước…
Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có trên 3.000 ha ruộng bậc thang ở tất cả các xã, nổi bật là thung lũng Thề Pả thuộc địa phận 2 xã Ngài Thầu và Y Tý , đây được coi là điểm "săn mây" độc đáo bậc nhất tại Việt Nam. Vào mùa nước đổ, những ô ruộng bậc thang xếp tầng uốn lượn như chiếc thang cao vút lên trời xanh với nhiều gam màu đẹp mắt, khiến mỗi du khách đến đây phải ngỡ ngàng, mê mẩn.
Nằm dưới chân núi Tả Liên Sơn, từ lâu địa danh Tả Lèng (huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu) nổi tiếng với những cung ruộng bậc thang đẹp kỳ vĩ. Khi những cơn mưa đầu hạ trút xuống, nước từ trên cao đổ về, khi ấy, ta như bắt gặp hàng trăm ngàn chiếc gương khổng lấp lánh. Dưới nắng vàng rực rỡ, những cung ruộng bậc thang Tả Lèng hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp nơi rẻo cao Tây Bắc.