Những ngày này, trên địa bàn huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), không khí rộn ràng, nô nức đón Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer đã tràn ngập các phum sóc . Từng ngõ xóm, đường phố, nhà cửa, chùa chiền,... đều khoác lên mình một sắc màu mới, rực rỡ của ngày Tết. Sự đổi thay, sung túc, thể hiện rõ trong việc sửa sang nhà cửa, chùa chiền, mua sắm chuẩn bị các nghi lễ đón Tết Chôl Chnăm Thmây của bà con ở phum sóc, sau hơn hai năm dịch Covid-19...
Trong 2 ngày 3 và 4/4, tại Khu du lịch sinh thái Ngọc Xương, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức Hội trại kết nối thanh niên tôn giáo - dân tộc năm 2022.
Sau 2 ngày làm việc, hôm nay (30/3), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng long trọng bế mạc Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng lần thứ X (nhiệm kỳ 2022 - 2027). Dự đại hội có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPG Việt Nam; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Cẩm Đào; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu; cùng đại diện các cơ quan, ban ngành trong tỉnh, đại diện GHPG Việt Nam các tỉnh bạn và các sư sãi, tăng ni.
Chiều ngày 19/3, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng Đoàn công tác đã đến thăm chức sắc tôn giáo tại Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh (Tây Ninh).
Đền Chín gian trên đỉnh Pu Quái, huyện Quế Phong (Nghệ An) thờ thiên thần và nhân thần. Đặc sắc của ngôi đền thiêng, không chỉ là ở 9 con trâu, 9 vạc nước, 9 gian đền... mà còn là những nét văn hóa đặc sắc như lễ hội tắm trâu, tục hát khắp, hát nhuộm vẫn luôn được đồng bào Thái vùng Tây Bắc xứ Nghệ này duy trì.
Candaransi ở quận 3 và Pothiwong ở quận Tân Bình, là hai ngôi chùa Khmer được đồng bào, phật tử nhìn nhận là hai trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo lớn và độc đáo của đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
Tựa mình bên rặng núi Thoại Sơn, hướng mắt nhìn dòng kênh Vành đai uốn khúc, Thiền viện Trúc Lâm An Giang như một nét chấm phá nên thơ trên hệ thống Thất Sơn huyền bí của miền biên giới An Giang. Đây không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là nơi khơi dậy trong lòng người về một tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc.
Làng gốm Bát Tràng nằm ven Sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng, nơi đây còn có một ngôi chùa gốm sứ nổi tiếng. Sự kết hợp giữa gốm sứ của văn hóa làng nghề và kiến trúc tâm linh ở chùa Tiêu Dao đã mang lại vẻ đẹp độc đáo và lưu giữ hồn cốt làng nghề truyền thống.
Khiêm tốn và trang nghiêm giữa những dãy phố, Bắc Đế Miếu (Chùa Ông Bắc) - di tích kiến trúc cấp quốc gia (năm 1987) với phong cách pha trộn Việt - Hoa, không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của đồng bào người Hoa ở An Giang, mà còn là điểm tham quan nổi tiếng bởi vẻ cổ kính, thanh nghiêm bên dòng sông Long Xuyên.
Tổ đình Phước Hậu (còn gọi là chùa Phước Hậu) tọa lạc tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) là ngôi chùa cổ đã tồn tại trên 100 năm tuổi, được Phật tử trong và ngoài nước tìm đến vãn cảnh, đặc biệt đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có khu vườn kinh Pháp cú thu hút nhiều du khách thập phương.
Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển
Từ trước Tết Nguyên đán, tỉnh Nam Định đã có văn bản về việc không tổ chức các lễ hội xuân, trong đó Lễ hội khai ấn Đền Trần (diễn ra đêm 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm).
Trong không khí đầu Xuân Năm mới, 9 giờ ngày mùng 10/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, Khai hội Yên Tử tại chùa Hoa Yên thuộc Khu Di tích và Danh thắng Yên Tử, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Sáng 9/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần), thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức Lễ dâng hương, Khai lễ đền Mẫu Thác Bà.
Với tinh thần “Phật Pháp bất ly thế gian mà giác ngộ”, ngày 8 tháng Giêng năm Nhâm Dần (tức 08/2/2022) chùa Ba Vàng tổ chức Lễ Khai xuân cầu Quốc thái dân an để nhân dân, Phật tử thập phương du xuân, lễ Phật, cầu nguyện bình an cho bản thân và gia đình.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa tổ chức lễ cầu an đầu năm theo đúng chính pháp, không đốt vàng mã, tránh mê tín dị đoan, không dùng các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm ý nghĩa cầu an của Phật giáo...
Đã trở thành nghi thức, nét đẹp văn hóa trong đời sống, trên khắp các đường làng, ngõ xóm, ở các cơ sở tôn giáo, hay tại chính tư gia của giáo dân xứ đạo Hương Lung, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) những lá cờ đỏ sao vàng luôn thường trực, rực rỡ tung bay.
Ngày 15/1, Báo Dân tộc và phát triển phối hợp với chùa Ba vàng tổ chức Chương trình "Trao quà tết gắn kết yêu thương" tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh). Tham dự chương trình, có ông Nguyễn Văn Phong - Phó Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát Triển, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì chùa Ba Vàng, ông Phạm Văn Tuấn, Phó Ban Phong trào Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh, cùng một số lãnh đạo sở, ngành của tỉnh.
Ngày 14/1/2022, trong không khí ấm áp đón chào Xuân mới, ông Trịnh Thanh Phong - Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu và Đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết Ban Trị sự (BTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tại Trụ sở BTS GHPGVN tỉnh, chùa Long Phước, phường 5, Tp. Bạc Liêu (Bạc Liêu).
Là địa phương có hội viên phụ nữ tôn giáo chiếm tỷ lệ cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai) đã có sáng kiến triển khai các mô hình thiết thực, giúp phụ nữ sống tốt đời đẹp đạo, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên thực hiện thắng lợi các cuộc vận động và phong trào thi đua.