Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Tô (Kon Tum): Hỗ trợ đồng bào DTTS tham gia chuỗi liên kết sản xuất

Ngọc Chí - 19:14, 07/08/2024

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.

Nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đăk Tô đã mạnh dạn tham gia các mô hình liên kết sản xuất
Nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đăk Tô đã mạnh dạn tham gia các mô hình liên kết sản xuất

Hỗ trợ theo nhu cầu

Để xúc tiến các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất trên địa bàn huyện, UBND huyện Đăk Tô đã thành lập Tổ hỗ trợ và xúc tiến liên kết huyện và ban hành Đề án tổng thể phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Đăk Tô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm quan trọng, chủ lực cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện; kêu gọi các doanh nghiệp có uy tín tham gia liên kết sản xuất với người dân, các Hợp tác xã nông nghiệp.

Với phương châm hỗ trợ liên kết sản xuất theo nhu cầu, nguyện vọng và phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất của người dân, huyện Đăk Tô đã tổ chức họp dân tuyên tuyền, phổ biến các nội dung của chính sách để thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã thấy rõ những lợi ích khi tham gia chuỗi liên kết.

Anh A Kun đăng ký tham gia liên kết trồng hơn 400 cây mắc ca
Anh A Kun đăng ký tham gia liên kết trồng hơn 400 cây mắc ca

Anh A Kun (dân tộc Ba Na) ở thôn Đăk Rao Lớn, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô cho biết: Khi thôn tuyên truyền, vận động thì tôi thấy cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê sẽ phù hợp. Năm 2024, tôi đăng ký tham gia trồng hơn 400 cây mắc ca; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 70%, gia đình đối ứng 30%. Tôi đã nhận cây giống về và đang triển khai trồng. Cũng kỳ vọng là sau này mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Triển khai từ năm 2020, đến nay toàn huyện Đăk Tô đã xây dựng 9 dự án liên kết chuỗi sản phẩm mắc ca với tổng diện tích khoảng 428 ha. Với hình thức có Hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã với Công ty và được Công ty hợp đồng bão lãnh chất lượng cây giống, bao tiêu sản phẩm.

Ông A Veng (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Kon Đào, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô cho biết: Năm 2022, gia đình được hỗ trợ 400 cây mắc ca, gia đình đối ứng 30%. Sau khi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc thì gia đình nắm rõ quy trình kỹ thuật. Trồng được 2 năm thấy cây mắc ca phát triển rất tốt.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, cây mắc ca của hộ ông A Veng, thôn Kon Đào, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô đang phát triển tốt
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, cây mắc ca của hộ ông A Veng, thôn Kon Đào, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô đang phát triển tốt

Riêng thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình MTQG 1719. Với nguồn kinh phí hơn 5 tỷ đồng, từ năm 2022 đến nay, huyện Đăk Tô đã triển khai xây dựng mô hình liên kết chuỗi sản phẩm dứa; mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mắc ca; mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm dược liệu; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả trồng phân tán... Với tổng diện tích hơn 300 ha. Ngoài ra, từ nguồn vốn Tiểu dự án 1, Dự án 3, thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện đã hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS trồng 250 ha cây mắc ca để người dân trồng rừng sản xuất.

Ông Tưởng Văn Khanh - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Tô cho biết: Trong quá trình liên kết thì các Công ty cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, trồng, chăm sóc và thu hái mắc ca đến từng hộ dân. Đồng thời, cam kết bồi thường thiệt hại cây giống không đạt chất lượng (nếu có); cụ thể, sau 5 năm trồng không ra quả thì Công ty sẽ đền bù gấp 12 lần giá trị cây giống khi xuất cho các tổ chức, cá nhân có hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với Công ty. Thu mua 100% sản phẩm của bà con nông dân, cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn có hợp đồng công cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra với Công ty.

Giúp dân thay đổi tư duy sản xuất

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, từ năm 2022 đến nay, đồng bào Xơ Đăng ở thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đã biết cách tham gia vào Tổ hợp tác (THT) và liên kết với doanh nghiệp để trồng cây mắc ca, cây dứa. Việc tham gia vào THT đã giúp cho đồng bào Xơ Đăng thay đổi phương thức sản xuất và nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng sắn cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây mắc ca, cây dứa.

Ông A Char ở thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô chia sẻ: Khi gia đình tôi tham gia THT trồng dứa, mắc ca liên kết với Công ty Đồng Giao thì thấy hiệu quả. Hơn 400 cây mắc ca phát triển rất tốt, vừa rồi thu hoạch dứa trồng xen thấy hiệu quả hơn so với trồng sắn. Gia đình đang mở rộng thêm diện tích.

Mô hình liên kết trồng cây dứa đang mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ đồng bào DTTS thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô
Mô hình liên kết trồng cây dứa đang mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ đồng bào DTTS thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

“Trước đây thì bà con để đất hoang, đất bạc màu trồng sắn không lên được. Sau khi thôn họp dân thành lập THT trồng cây mắc ca và xen dứa thì bà con tham gia nhiệt tình. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã mở lớp tập huấn tại nhà rông cho bà con, hiện nay thì bà con biết hết về cách chăm sóc, cách tưới, cách tỉa cành. Vừa rồi thu hoạch dứa bán bình quân 10.000 đồng/trái, bà con cũng có thêm thu nhập; còn cây mắc ca đang phát triển tốt, khoảng 2 năm nữa sẽ cho trái bói”, ông A Ngực, Tổ trưởng THT liên kết trồng và tiêu thụ mắc ca thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết thêm.

Khi tham gia các mô hình liên kết sản xuất, đồng bào DTTS đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá trong khâu làm đất và đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm; giống cây trồng được đưa vào sản xuất là những giống mới có năng suất cao.

Ông Dương Văn Dũng - Chủ tịch UBND xã Kon Đào, huyện Đăk Tô cho biết: Xã có hơn 52% dân số là đồng bào DTTS. Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 và các Chương trình MTQG khác thì trên địa bàn xã các hộ được hỗ trợ liên kết trồng 170 ha. Đối với chính quyền địa phương thì cũng thường xuyên cử cán bộ xuống thôn tuyên truyền, vận động người dân tập trung chăm sóc. Qua 2 năm triển khai thì nhận thấy cây mắc ca phát triển tốt. Hy vọng với giá bán hơn 30.000 đồng/kg tươi sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân sau này.

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân chọn giống nghệ trước khi trồng
Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân chọn giống nghệ trước khi trồng

Theo ông Tưởng Văn Khanh - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Tô thì qua triển khai thực hiện cho thấy, các mô hình liên kết sản xuất đang từng bước giúp đồng bào DTTS thay đổi nhận thức, từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Trong thời gian tới, huyện Đăk Tô tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp tiến hành đánh giá và có định hướng để tiếp tục nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, nhằm giúp cho đồng bào DTTS sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 26 phút trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 2 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 2 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.