Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Củng cố tiềm lực an ninh quốc gia vùng phên giậu: Bồi đắp sức mạnh nội sinh (Bài 2)

Sỹ Hào - 10:30, 15/12/2023

Nếu như “sức mạnh cứng” của một quốc gia được nhận diện bởi tiềm lực kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và sức mạnh quốc phòng - an ninh thì bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những “sức mạnh mềm”, là sức mạnh nội sinh của dân tộc. Việc thường xuyên bồi đắp, phát triển giá trị văn hóa truyền thống, từ đó phát huy vai trò của đồng bào các DTTS để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là giải pháp củng cố tiềm lực an ninh quốc gia.

Đã có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các DTTS được phục dựng, bảo tồn và phát triển.
Đã có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các DTTS được phục dựng, bảo tồn và phát triển.

Bảo tồn bản sắc truyền thống

Đảng ta luôn nhất quán quan điểm tôn trọng tính đa dạng văn hóa và chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc, coi đó là tài sản quý báu của toàn xã hội, là điều kiện quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa chung của quốc gia. Quán triệt quan điểm của Đảng, cùng với các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để bảo tồn, phát huy, phát triển giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS.

Trong đó có Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở Đề án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình MTQG về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015 theo Quyết định số 1211/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 936/QĐ-TTg.

Từ năm 2012 đến 2020, ngân sách nhà nước đã bố trí hàng chục nghìn tỷ đồng để thực hiện 02 chương trình này. Trong đó, tổng kinh phí để thực hiện Chương trình MTQG về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015 là 7.399 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020 là 10.620 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 13.267 tỷ đồng).

Hạ tầng được đầu tư giúp đồng bào DTTS thuận lợi tiếp cận thông tin. (Trong ảnh: Người dân ở xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sử dụng điện thoại thông minh để tiếp cận thông tin)
Hạ tầng được đầu tư giúp đồng bào DTTS thuận lợi tiếp cận thông tin. (Trong ảnh: Người dân ở xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sử dụng điện thoại thông minh để tiếp cận thông tin)

Cùng với 02 chương trình nêu trên, công tác bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS còn được “trợ lực” từ các chính sách đặc thù hỗ trợ các dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù. Đó là “Đề án phát triển KT – XH các dân tộc: Mảng, Cống, Cờ Lao, La Hủ” theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg, với tổng kinh phí thực hiện theo kế hoạch gần 1.043 tỷ đồng; là Đề án “Hỗ trợ phát triển KT - XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 – 2025” theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg, với kinh phí dự kiến 1.861 tỷ đồng;...

Nhờ đó, đến nay đã có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các DTTS được phục dựng, bảo tồn và phát triển; hơn 30 làng, bản, buôn truyền thống của 25 dân tộc thuộc các tỉnh đại diện cho vùng, miền trên cả nước được hỗ trợ đầu tư bảo tồn, gắn phát triển du lịch với khai thác, phát huy giá trị bản sắc văn hóa. Ngoài ra, đã có hơn 150 di sản văn hóa phi vật thể của các DTTS được đưa vào Danh mục di sản văn hóa hóa phi vật thể quốc gia (trên tổng số gần 300 di sản của cả nước)… Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh vùng đồng bào DTTS cũng được quan tâm, lập hồ sơ khoa học và xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt.

Xây đắp nền văn hóa tiên tiến

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được người dân tích cực hưởng ứng. (Ảnh minh họa)
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được người dân tích cực hưởng ứng. (Ảnh minh họa)

Cùng với kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên thì văn hóa truyền thống từng bước được phục dựng, bảo tồn đã củng cố thêm niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước. Khi sức mạnh nội sinh được phát huy, đại bộ phận đồng bào các dân tộc đã được “miễn nhiễm” trước những âm mưu lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch, đóng góp quan trọng vào công tác giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong quá trình triển khai công tác bảo tồn văn hóa, các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương đặc biệt chú trọng phát huy những giá trị tốt đẹp trong các phong tục, tập quán, lễ nghi, lễ hội của đồng bào các DTTS; đồng thời kiên trì, kiên quyết xóa bỏ những tập tục lạc hậu; từ đó phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các DTTS trong nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Để phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bàn sắc, công tác tuyên truyền, vận động được đặc biệt quan tâm triển khai.

Những nỗ lực “phủ sóng” thông tin đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS. (Trong ảnh: Ông A Brưk, Người có uy tín, Bí thư Chi bộ thôn KonKol, TP. Kon Tum được cấp Báo Dân tộc và Phát triển )
Những nỗ lực “phủ sóng” thông tin đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS. (Trong ảnh: Ông A Brưk, Người có uy tín, Bí thư Chi bộ thôn KonKol, TP. Kon Tum được cấp Báo Dân tộc và Phát triển )

Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới thì các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tích cực triển khai chương trình đưa thông tin về cơ sở. Hiện toàn vùng đã có trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại; 100% xã có điện thoại cố định và di động, cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet… Cùng với đó, từ năm 2016 - 2021, đã chuyển phát 18 loại ấn phẩm báo, tạp chí với số lượng 51,2 triệu tờ cung cấp cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Những nỗ lực “phủ sóng” thông tin đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS. Điều này không chỉ bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin cho đồng bào mà quan trọng hơn là góp phần xây dựng đời sống văn minh trên nền bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS. Được tiếp cận đầy đủ thông tin giúp đồng bào chủ động hơn trong quá trình tham gia các hoạt động của xã hội và đóng góp, xây dựng, phát triển đất nước.   

Hiện các Bộ, ngành, địa phương đang tích cực triển khai Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Dự án 6). Mục tiêu của Dự án là khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các DTTS rất ít người.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 11 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 14 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.