Những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành cùng toàn hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang đươc triển khai 10 dự án với tổng mức kinh phí gần 200 tỷ đồng. Các dự án đã và đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho Nhân dân. Để làm rõ về kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện Chương trình MTGQ 1719 trên địa bàn huyện Yên Sơn, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn.
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có 32 dân tộc thiểu số với 39.326 hộ/173.765 khẩu sinh sống, chiếm 23,71% dân số toàn tỉnh. Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, đời sống của đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều khởi sắc.
Xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 mà Đảng bộ huyện chú trọng chỉ đạo.
Nghị định số 57/2017/NĐ – CP là một trong các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, đối tượng thụ hưởng là trẻ em, học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các dân tộc rất ít người. Nhưng chính sách ưu tiên tại Nghị định so với các chính sách khác ít nhiều tạo ra sự so sánh trong cộng đồng các dân tộc. Để phát triển toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi thì việc hướng tới hỗ trợ giáo dục theo vòng đời là giải pháp căn cơ.
Là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào DTTS chiếm 96,54%, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (10,64%), huyện Văn Lãng luôn xác định việc thực hiện tốt công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Lãng đã luôn quan tâm lãnh, chỉ đạo và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Ở miền biên viễn với đa phần dân cư là đồng bào DTTS sinh sống, việc phát triển kinh tế để giảm nghèo là vô cùng khó khăn, nếu không có trợ lực từ những chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi. Những năm qua, nhờ phát huy hiệu quả chính sách tín dụng đã giúp cho vùng biên Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từng bước thoát nghèo.
Ngày 7/12/2022, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 25 về Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người cao tuổi và người DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết trên đã góp phần triển khai hiệu quả chính sách BHYT, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ BHYT, bảo đảm nguồn tài chính y tế quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của Nhân dân trong tình hình mới.
Từ sự quyết tâm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều thay đổi.
Đắk Glong là huyện nghèo nhất tỉnh Đắk Nông, với tỉ lệ hộ nghèo đến 25,68%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm đa số. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ đồng bào DTTS được phê duyệt hỗ trợ nhà ở và cấp kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, đến nay huyện nghèo này đang gặp không ít khó khăn trong triển khai chính sách vì vướng các quy hoạch.
Từ năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP. Nhưng đến nay, nghị định mới chưa được ban hành khiến các địa phương gặp khó khăn khi thực hiện chính sách khoản bảo vệ rừng.
Thái Nguyên hiện có 110 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số tại các vùng khó khăn bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao nhận thức về dân số, KHHGĐ cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo.
Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Xác định việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả đó đã góp phần giúp đời sống người dân từng bước được nâng cao; nhiều vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã thay đổi diện mạo, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
HĐND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 53/NQ-HĐND về điều chỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 và phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2023 bổ sung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trợ cấp gạo là một chính sách hỗ trợ người nhận khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do khó xác định được tiêu chí cũng như thuật ngữ trong hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nên việc triển khai trong thực tế gặp khó khăn.
Tảo hôn là một vấn nạn lớn, đang làm trở ngại đối với sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đầu năm đến nay, qua rà soát của các trạm y tế tuyến xã, toàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện 44 trường hợp tảo hôn, giảm 10 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Với mục tiêu giảm thiểu tình trạng này, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Sơn La đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết trồng cây dược liệu, bước đầu đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định, giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ngoài được hỗ trợ học tập thì học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các DTTS rất ít người được ưu tiên tuyển thẳng vào hệ thống các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên này không chỉ gây khó khăn cho một số trường chuyên biệt, mà còn khiến các cơ sở giáo dục đại học lo ngại về chất lượng đầu vào.
Thời gian qua, từ nguồn ngân sách Nhà nước, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đầu tư phát triển mạng lưới chợ truyền thống. Việc phát triển chợ ở miền núi và vùng đồng bào DTTS không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương mà còn lan tỏa nét văn hóa vùng miền.