Ngay sau thành công của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ thứ IV, năm 2024, đồng bào các dân tộc của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện miền núi A Lưới nói riêng đón thêm một tin vui khi đón nhận Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo năm 2024.
Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý, vận hành thương mại điện tử cho cán bộ, thành viên HTX vùng DTTS và miền núi”. Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Lang Chánh một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) có ý nghĩa quan trọng đối với huyện trong việc đánh giá thực trạng đời sống của đồng bào DTTS, qua đó làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách trong giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng này, Lang Chánh đã dồn lực để triển khai thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ và về đích trước thời hạn.
Theo các nghiên cứu, đánh giá của cơ quan chuyên ngành chức năng, Sơn La là địa phương chịu ảnh hưởng của 18 loại hình thiên tai; trong đó ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất là những loại hình thiên tai thường gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Để giảm thiểu rủi ro do thiên tai, cùng với chủ động ứng phó với các tình huống, từ các nguồn vốn, trong đó có nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực triển khai các dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở vùng có nguy cơ thiên tai cao.
Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 do UBND huyện Kông Chro (Gia Lai) tổ chức, vừa diễn ra vào cuối tháng 8 đã để lại dấu ấn đậm nét cho khán giả. Các quy định pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc được 14 đội thi truyền tải bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, dễ nhớ, dễ hiểu và lan tỏa sâu rộng trên địa bàn.
Từ nguồn lực Dự án 2, Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, thuộc Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Đồng Hỷ đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư tập trung nhằm giúp đồng bào DTTS ở vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở cao có nơi ở mới an toàn.
Sáng 9/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 đã được tổ chức với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu tại Đại hội.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đồng Văn đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ không quản ngại khó khăn, gian khổ luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động, phong trào thi đua ở cơ sở; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân làm theo. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 tiến hành thu thập số liệu về số người già cô đơn không nơi nương tựa ở vùng DTTS và miền núi. Đây là dữ liệu cần thiết để triển khai có hiệu quả các chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi, từ đó góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021.
Đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,... đang là vấn đề bức thiết của một bộ phận đồng bào DTTS ở Tuyên Quang. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung giải quyết vấn đề bức thiết trên địa bàn, tạo điều kiện để người dân “an cư, lạc nghiệp”.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tiến hành điều tra toàn bộ những hộ thuộc nhóm các dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Dữ liệu của cuộc điều tra có giá trị tham chiếu quan trọng để xây dựng bộ tiêu chí khoa học, xác định các DTTS có khó khăn đặc thù cho giai đoạn 2026 – 2030.
Không quản khó khăn, vất vả, vượt núi, băng rừng, các cán bộ thống kê trên địa bàn Điện Biên đã đến những bản làng xa xôi nhất để thu thập những dữ liệu về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS, đảm bảo thông tin chính xác, đúng tiến độ.
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa là địa bàn trọng yếu về quốc phòng – an ninh, môi trường – sinh thái; đồng thời cũng là vùng đất có di sản văn hóa đặc sắc, đa dạng của đồng bào các DTTS. Cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực tham gia gìn giữ, làm phong phú giá trị di sản văn hóa miền núi xứ Thanh.
Mường Lát là huyện miền núi biên giới khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa, với đặc thù địa hình đồi núi chia cắt và giao thông đi lại khó khăn. Để thực hiện thành công cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS, diễn ra từ 1/7 đến 15/8, rất nhiều Điều tra viên đã không quản ngày đêm "băng rừng, vượt núi" để hoàn thành việc thu thập dữ liệu, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng thông tin thu thập.
Là một trong những huyện có địa bàn rộng nhất tỉnh Lào Cai với 21 xã thị trấn; tuy nhiên, huyện Bát Xát là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Để có kết quả chính xác nhất, ngành Dân tộc địa phương đã tăng cường giám sát đối với các tổ điều tra trong quá trình triển khai thu thập thông tin.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ công bố, trao Quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 6/9, Ban Tuyên giáo tỉnh Đắk Nông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị Giao ban báo chí tháng 8/2024. Tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông Quách Công Ban đã cung cấp thông tin liên quan đến Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông lần thứ 4, năm 2024.
Nhằm tiếp tục giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Tại huyện Tân Phú, Ban Dân tộc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Tân Phú tổ chức Hội nghị Đối thoại với 100 cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, chiếm tỷ lệ gần 15% tổng số dân toàn tỉnh, đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang xác định vai trò, vị trí quan trọng của Người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời xem trọng việc thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách dành cho Người có uy tín.