Phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để triển khai các chương trình, chính sách dân tộc. Để việc phân định được chính xác, thông tin từ cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS là dữ liệu tham chiếu để xây dựng bộ tiêu chí khoa học, phù hợp với các địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Để chung tay xây dựng nếp sống văn hóa mới trong từng bản làng, nếp nhà của đồng bào, bao năm qua, đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, trưởng các dòng họ người Mông đã luôn nêu gương, đi đầu thực hiện, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động cho bà con trong bản, trong dòng họ người Mông làm theo. Điển hình nhất là việc đã thay đổi được tập quán của đồng bào Mông ở các huyện vùng cao trong việc thực hiện việc tang lễ theo nếp sống văn hóa là, đưa người mất vào quan tài để giữ gìn môi trường, sức khỏe, tiết kiệm tiền bạc.
Để có những thông tin chính xác, đầy đủ về thực trạng kinh tế - xã hội vùng DTTS tại Nghệ An, các Điều tra viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Có những địa bàn vùng sâu, vùng xa, Điều tra viên phải mất cả hàng giờ đi bộ, thậm chí ngồi thuyền máy vượt lòng hồ… mới khai thác đầy đủ thông tin của từng hộ.
Triển khai thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng đã tổ chức Hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi” nhằm giúp chị em phụ nữ trao đổi kinh nghiệm, rèn kỹ năng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, chất lượng cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở.
Diện mạo các thôn, làng ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đang từng ngày khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS ngày một ấm no, sung túc hơn. Kết quả đó là sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc.
Với 54,4% số dân là người dân tộc thiểu số, những năm qua, huyện Đồng Hỷ luôn ưu tiên, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tạo sinh kế, việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Từ ngã ba thị trấn Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, theo Quốc lộ 6 hướng về nơi sương trắng bồng bềnh, đi trên con đường nhựa ngoằn ngoèo có lúc vắt ngang một bản Thái chênh vênh, khi lại uốn mình len lỏi cạnh những thửa ruộng bậc thang. Những tên rừng, tên núi giản dị và độc đáo đến diệu kỳ, nhưng gắn liền với nó là truyền thuyết “Chia đất chia của” thuở lập mường dựng bản, hoặc thiên tình sử “Xống chụ xon xao” từng cuốn hút tâm hồn bao thế hệ người nghe...
TP. Cần Thơ phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn hộ nghèo trong đồng bào DTTS, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2026 - 2030. Để đạt mục tiêu này, một trong những giải pháp được TP. Cần Thơ chú trọng thực hiện là tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất trong vùng DTTS của Thành phố.
Chiều 4/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã chủ trì Hội nghị giao ban tháng 9 để đánh giá kết quả công tác dân tộc 8 tháng đầu năm và tháng 8/2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 4 tháng cuối năm 2024. Tham dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Vinh Tơr, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung không sử dụng hết nguồn vốn, thậm chí khó giải ngân do không đủ điều kiện… là những khó khăn đang hiện hữu trong thực hiện các Chương trình MTQG tại một số huyện biên giới ở Nghệ An. Đó cũng là lí do mà UBND tỉnh này đang trình HĐND tỉnh thông qua nội dung thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, nhằm giải quyết các vướng mắc.
Cùng với việc phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển thì việc công nhận địa bàn thuộc miền núi, vùng cao là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi. Vì thế, việc xây dựng bộ tiêu chí phân định miền núi, vùng cao bảo đảm khoa học, sát thực tiễn, không chồng chéo với bộ tiêu chí phân định theo trình độ phát triển là yêu cầu cấp bách.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (gọi tắt là cuộc điều tra) tại 54 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chính thức kết thúc ngày 15/8, bảo đảm tiến độ và hoàn thành các nội dung theo kế hoạch. Kết quả cuộc điều tra sẽ bàn giao cho Ủy ban Dân tộc vào tháng 4/2025 và được công bố chính thức muộn nhất vào tháng 7/2025.
Từ nguồn lực của các Chương trình MTQG, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình sinh kế có hiệu quả kinh tế cao ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất khu vực Tây Nam Bộ, là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước. Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III - năm 2019, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT), thực hiện chính sách dân tộc (CSDT).
Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
Từ ngày 1/7 đến 15/8/2024, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (cuộc điều tra). Để cuộc điều tra về đích đúng tiến độ, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, còn có sự đồng hành, hỗ trợ quan trọng và tích cực của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín.
Với sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan, cùng với sự nỗ lực của các địa phương, đến nay, kết quả giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV - năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào các DTTS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó tiếp tục củng cố niềm tin, lan tỏa điển hình. Sau khi hoàn thành Đại hội cấp huyện, trong tháng 8, một số địa phương đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh.
Cùng với nhiều địa phương cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh ở Gia Lai, TP. Pleiku đã hoàn thành sớm việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS (Cuộc điều tra). Có được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành, Điều tra viên, thì đội ngũ già làng, thôn trưởng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã phát huy vai trò, góp sức vận động người dân cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các Điều tra viên.
Với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Thống kê và ngành Dân tộc, cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hoàn thành 100% so với kế hoạch đề ra. Hiện nay, Cục Thống kê tỉnh đang thực hiện công việc thẩm định, nghiệm thu thông tin theo kế hoạch với tinh thần đảm bảo chất lượng và tính chính xác của thông tin thu thập về 53 DTTS.