Không nằm trong diện xã điểm nông thôn mới (NTM), tuy nhiên nhờ biết phát huy vai trò của những người nông dân sản xuất giỏi, việc xây dựng NTM ở xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum (Kon Tum) đang có những chuyển biến tích cực.
Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.
Trong những năm qua, phong trào “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác”, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu trên quê hương được đông đảo bạn trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Trên Cao nguyên đá Hà Giang đã có nhiều đoàn viên, thanh niên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Những năm gần đây, tại Kon Tum, một số hộ dân đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi chim yến. Đây là một nghề mới ở địa phương hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân
Bệnh đạo ôn là một loại bệnh phân bố rộng, đã xuất hiện ở trên 80 quốc gia có trồng lúa trên thế giới như Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Italia, Việt Nam... Tại Việt Nam, có năm bệnh đạo ôn đã gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất, gần như mất trắng trong đợt dịch hại xảy ra ở Hà Đông (cũ) vào năm 1955 - 1956.
Sáng 1/1/2018, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội (QH) Tòng Thị Phóng cùng Đoàn công tác của QH đã dự lễ khánh hành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là tiêu chí quan trọng để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với tình trạng các công trình cấp nước hư hỏng, xuống cấp không được khắc phục kịp thời như hiện nay, trong 5 năm tới, Việt Nam khó có thể đạt mục tiêu 50% số xã về đích nông thôn mới.
Năm 2017 đã kết thúc với nhiều con số ấn tượng về tăng trưởng kinh tế của đất nước, trong đó có những chỉ số cho thấy sự phát triển khá toàn diện ở vùng DTTS và miền núi. Đây là đòn bẩy để Cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương nỗ lực hơn nữa trong năm 2018 và những năm tiếp theo, dù được dự đoán là có không ít khó khăn, thách thức phía trước.
Ngoài việc được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon thì quả đào còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp da, ngăn ngừa thiếu máu, chữa rối loại kinh nguyệt, ngừa ung thư, tốt cho mắt, trị ho, suyễn…
Ngày 5/1/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Giáo dục-Đào tạo đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2018 -2021. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT và ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đồng chủ trì Lễ ký kết.
Hướng Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị với hơn 50% dân số là đồng bào DTTS. Những năm qua, các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã góp phần giúp nhân dân ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thôn Đồng Phú, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên được coi là “vựa rau giống” lớn nhất huyện Lục Yên (Yên Bái) với tổng thu nhập đạt hàng tỷ đồng mỗi năm, nghề ươm rau giống giúp đời sống người dân nơi đây ngày càng ổn định hơn.
Từ năm 1998 đến nay, trải qua 4 lần phân định khu vực DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, tỉnh Sóc Trăng có tất cả 54 xã ĐBKK có đồng bào Khmer sinh sống được thụ hưởng Chương trình 135. Hiện 54 xã đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu Chương trình đề ra.
Phân định các xã, thôn bản vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển là cơ sở để xây dựng và triển khai chính sách dân tộc một cách hợp lý, có hiệu quả. Tuy nhiên, do chính sách dân tộc hiện vẫn chịu sự điều chỉnh của nhiều bộ luật, hơn nữa lại do nhiều chủ thể ban hành nên hiệu quả đầu tư vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Từ bộ tiêu chí khung, các địa phương sẽ điều tra, rà soát, xác định xã khu vực I, xã khu vực II, xã khu vực III và thôn bản ĐBKK, đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận. Tuy nhiên, quá trình phân định khu vực theo trình độ phát triển vẫn còn nhiều bất cập khiến chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển chưa thực sự đến đúng chỗ.
Là huyện mới chia tách còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, những năm qua, huyện Mường Nhé đã thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, góp phần từng bước phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Trong Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS lần thứ Nhất năm 2017, Hoà Thượng Danh Đổng (SN 1951), Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc của ông trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để học hỏi, thu nhận, giao lưu các nét đẹp về văn hóa, đời sống quanh mình, cộng đồng người Rơ Măm ở làng Le (xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, Kon Tum) cần mẫn học thêm nhiều ngôn ngữ của nhiều dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất Bắc Tây Nguyên. Đặc biệt, để nuôi dưỡng ước vọng một ngày không xa người làng sẽ làm du lịch và tăng cường giao thương hàng hóa nên người làng Le còn học tiếng Lào và tiếng Anh.
Từ năm 2013, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lạc Thủy đã phát động mỗi tháng một hội viên góp 1.000 đồng để thành lập “Ngân hàng bò” hỗ trợ các hội viên khó khăn phát triển kinh tế. Từ sự giúp đỡ về giống, vốn ban đầu đã có nhiều hộ từng bước thoát nghèo.
Trong năm 2017, cụm từ “khởi nghiệp” trở nên phổ biến với thanh niên cả nước. Nhưng đối với vùng miền núi, biên giới, câu chuyện khởi nghiệp vẫn còn là vấn đề mới và gặp không ít khó khăn. Với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc phát triển chung, năm 2018, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS.