Tin tức -
Hoàng Quý -
20:17, 21/07/2023 Ngày 21/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi. Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Ngày 13/7, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên. Đoàn gồm 52 đại biểu, đại diện cho hơn 1.200 Người có uy tín của tỉnh Điện Biên, do ông Lò Xuân Nam - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Ngày 26/12, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chính sách Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh giai đoạn 2011 - 2021.
Ngày 6/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã thân mật tiếp đón đoàn Đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hà Nội. Cùng tiếp đón Đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Chiều 4/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông đã thân mật tiếp đón Đoàn Đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang. Tham gia tiếp Đoàn còn có đại diện một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Chiều 29/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận. Cùng tiếp đón Đoàn còn có đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk không những triển khai thực hiện chính sách Người có uy tín trong đồng bào DTTS hiệu quả, mà còn có nhiều hoạt động thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến đội ngũ Người có uy tín. Đắk Lắk được đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện chính sách Người có uy tín.
Phát huy vai trò nòng cốt trên các mặt công tác, những năm qua, Người có uy tín tỉnh Hòa Bình đã góp phần đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Có được kết quả đó, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã đồng hành, triển khai đầy đủ các chính sách đối với Người có uy tín. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình.
Ngày 14/10, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), bà Lương Thị Việt Yến - Phó vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã thân mật gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa. Cùng tiếp Đoàn còn có lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.289 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; trong đó dân tộc Mường 638 người, dân tộc Thái 485 người, dân tộc Kinh 92 người, dân tộc Thổ 31 người, dân tộc Dao 12 người, dân tộc Mông 43 người, dân tộc Kinh 83 người, dân tộc Khơ Mú 2 người và dân tộc Thổ 26 người.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang nhận được sự quan tâm, đầu tư đặc biệt của Đảng, Nhà nước, trọng tâm là triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Để triển khai các chương trình, chính sách dân tộc hiệu quả, đi vào cuộc sống, không thể thiếu vai trò đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở. Do vậy, trong thời gian tới cần điều chỉnh một số bất cập từ chính sách để tiếp tục phát huy vai trò của Người có uy tín .
Người có uy tín ở các bản làng thường được ví là “cây cao bóng cả”, bởi họ có nhiều trải nghiệm, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều Người có uy tín được cộng đồng bầu chọn tuổi đã cao, sức yếu; nhiều người còn thường xuyên ốm đau..., nên việc phát huy hết vai trò, trách nhiệm và tham gia các hoạt động vì cộng đồng gặp rất nhiều hạn chế. Do vậy, các địa phương, cộng đồng cũng cần thay đổi quan niệm về cách lựa chọn Người có uy tín để phát huy hết vai trò khi được bà con tín nhiệm.
Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS, trong đó có nội dung yêu cầu: “Đề cao và phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào”; Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 21/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, cũng nêu rõ: Tăng cường vận động phát huy vai trò và thực hiện chế độ chính sách đối với Người có uy tín, góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc; Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” ... cho thấy, vai trò của Người có uy tín luôn được đề cao, là “cánh tay nối dài” giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc về thể chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ này.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn đề cao và phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Để kịp thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho những Người có uy tín không ngừng phát huy vị trí, vai trò quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 7/10/2013 và được thay thế bởi Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 để triển khai thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Bảo đảm an sinh xã hội cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống đồng bào, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong 10 năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã có những đóng góp rất quan trọng trong công tác an sinh xã hội.
Nhiều năm qua, đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên cả nước đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Từ phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hoá, an ninh trật tự đến bảo vệ đường biên, mốc giới đều có sự chung tay, góp sức quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín.
Hiện nay cả nước có gần 30.000 Người có uy tín. Đội ngũ Người có uy tín có vai trò hết sức quan trọng gắn liền với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào DTTS, đặc biệt trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự cho buôn làng.
Trong công tác gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Người có uy tín có vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng uy tín của mình, Người có uy tín đã vận động đồng bào các dân tộc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, "tiếp lửa", trao truyền niềm tự hào và đam mê văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Với mỗi bản làng Người có uy tín luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng. Người có uy tín chính là lực lượng quần chúng đặc biệt, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Để kịp thời động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho Người có uy tín, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời phát huy vai trò Người có uy tín. Đặc biệt từ năm 2011, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg (nay là QĐ 12) đã tạo cơ chế để phát huy vai trò rất quan trọng của lực lượng cốt cán này.
Là huyện miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, do đó huyện Minh Hóa (Quảng Bình) rất chú trọng đề cao vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Theo đó, những năm qua, đội ngũ Người có uy tín đã có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.