Những năm qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc tại Nghệ An đã luôn đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các DTTS lên hàng đầu. Cũng nhờ vậy, bộ mặt nông thôn miền núi xứ Nghệ đã có nhiều khởi sắc tích cực. Trong giai đoạn 2021 - 2025, có 3 chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện đồng loạt, sẽ là động lực lớn, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển cho đồng bào các DTTS.
Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An đã bước sang năm thứ hai. Dẫu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thời gian đầu thực hiện, nhưng các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc với quyết tâm cao nhất, là thực hiện có hiệu quả Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận ý kiến bày tỏ quan điểm lãnh đạo một số địa phương được thụ hưởng Chương trinh.
Địa phương -
Nguyễn Thanh - CTV -
15:43, 06/03/2023 Người dân ở huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đang dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại để đẩy đuổi đói nghèo bằng việc chủ động tìm tòi, tận dụng tiềm năng, lợi thế địa phương để làm kinh tế. Trong thành công đó, có dấu ấn của công tác tuyên truyền miệng, cầm tay, chỉ việc.
Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gánh vác vai trò quan trọng ở nhiều vị trí khác nhau như, bí thư chi bộ, già làng, trưởng bản. Nhìn lại giai đoạn 2011 - 2021, việc quan tâm thực hiện đẩy đủ chính sách cho Người uy tín đã và đang tạo thêm niềm tin, sự hứng khởi cho Người uy tín trên hành trình chung tay cùng các cấp chính quyền địa phương dẫn dắt đồng bào DTTS ở những bản làng, thôn xóm... xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, phát triển.
Khó khăn trong thực hiện các chương trình MTQG vùng miền núi xứ Nghệ không chỉ là địa hình rộng, tỷ lệ hộ nghèo cao, phát huy nội lực hạn chế… mà còn có những yếu tố vướng mắc, bất cập khách quan khác đến từ việc là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025...
Giai đoạn 2021 - 2025, Sơn La là một trong những tỉnh có địa bàn đặc biệt khó khăn nhiều nhất cả nước, với 125 xã khu vực III và 1.449 bản đặc biệt khó khăn. Tỉnh xác định việc ưu tiên bố trí nguồn lực từ các chương trình, dự án, nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG) là giải pháp then chốt để giảm nghèo nhanh và bền vững vùng “lõi nghèo” của tỉnh. Trước thềm năm mới 2023, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Trung Dũng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, xung quanh nội dung này.
Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Phòng An ninh đối nội (PA02), Công an tỉnh tập huấn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động cho cán bộ, Người có uy tín, người dân các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn. Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào DTTS.
Sáng 23/12, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Lào Cai (LienViet Post Bank Lào Cai), Công đoàn Ngân hàng LienViet Post Bank, đại diện Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lào Cai đã trao tặng 70 bộ máy vi tính cho học sinh vùng cao trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, trong năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã thực hiện tốt chính sách đối với Người có uy tín.
Năm 2022, công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được triển khai thực hiện theo kế hoạch và bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng. Các chính sách dân tộc đã tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào DTTS ở các khu vực khó khăn có điều kiện phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Địa phương -
Thiên An - Mỹ Dung -
16:42, 22/12/2022 Ngày 22/12, tại Khu di tích lịch sử Pò Hèn (xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái), UBND Tp. Móng Cái phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng quốc gia Khu di tích lịch sử Pò Hèn.
Không chỉ sản xuất giỏi, hỗ trợ, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; các hội viên hội phụ nữ vùng biên giới Nghệ An còn tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Hoạt động ấy, đã góp phần tăng cường, củng cố thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt với Nhân dân các bản giáp biên của nước bạn Lào để giữ vững bình yên.
Ngày 21/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do tổ chức JBCIA (Hàn Quốc) tài trợ. Tham dự chương trình có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND và nghệ nhân 4 huyện được thụ hưởng dự án, gồm Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’gar.
Với phương châm "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", trong những năm qua, ngoài việc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên địa bàn được phân công, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Huổi Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) còn luôn sâu sát cơ sở, ngày đêm bám nắm địa bàn để giúp đỡ chính quyền địa phương xây dựng cơ sở chính trị, giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Là tỉnh có địa bàn đặc biệt khó khăn lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên Sơn La là một trong những địa phương có nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Để các chương trình, dự án phát huy hiệu quả tối đa, một trong những giải pháp được tỉnh quan tâm thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nếp nghĩ của cán bộ và Nhân dân.
Theo thông tin từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, năm 2022, tỉnh vượt chỉ tiêu tạo việc làm và xuất khẩu lao động.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biên giới, kịp thời triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tham gia bảo vệ biên cương, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. Đây là hoạt động năm trong thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trường Đại học Tây Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025.
Trong 2 ngày 19 - 20/12, tại Tp. Cao Lãnh, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn Mekong Starup lần thứ nhất với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”. Đây là chuỗi sự kiện nhằm hiệu triệu, tập hợp, thúc đẩy khí thế, hành động của cả hai khu vực công - tư, đặc biệt là thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tăng cường đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG).