Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) như thổi một “luồng gió mới” cho huyện vùng cao Võ Nhai, huyện khó khăn nhất tỉnh Thái Nguyên. Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã tiếp thêm động lực cho vùng đất khó khăn “chuyển mình”.
Địa phương -
Văn Hoa - Minh Đức -
15:20, 12/06/2023 Từ ngày 12 - 29/6, UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức dân tộc của Học viện Dân tộc(thuộc Ủy ban Dân tộc) tổ chức Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng DTTS cho cán bộ, công chức xã, thị trấn, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn của 199 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện.
Ngày 10/6, Ngày hội xoài Yên Châu (Sơn La) năm 2023 được tổ chức với nhiều hoạt động thu hái xoài và đánh dấu chính thức khởi hành đưa sản phẩm "Mận Sơn La" về Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.
Nhận thức được ý nghĩa, vai trò, giá trị của văn hóa truyền thống, cũng như công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các DTTS trong giai đoạn hiện nay, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã nỗ lực thực hiện việc gìn giữ, bảo tồn cồng chiêng, từ đó đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội (KT-XH). Đồng bào các DTTS tỉnh Hòa Bình cùng với Nhân dân trong toàn tỉnh đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển.
Ngày 9/6, tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, Trưởng thôn, làng, Người có uy tín, đồng bào dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm) ở địa phương.
Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Tiểu dự án 2 của Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đang được Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn triển khai tích cực, với mục tiêu, đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Địa phương -
Phương Ngọc - Minh Thu -
15:00, 08/06/2023 Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam.
Thực hiện Đề án di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang, với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đời sống người dân ở những khu tái định cư thủy điện Tuyên Quang đang ngày càng khởi sắc.
Chiều nay 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời trước nghị trường Quốc hội về nhiều vấn đề, nội dung mà các đại biểu quan tâm. Trong số các vấn đề này, có nội dung về việc di cư tự phát của đồng bào Mông đang gây ra những hệ lụy, tác động chưa tốt về an sinh xã hội, bất ổn chính trị… Báo Dân tộc và phát triển xin được trích dẫn ý kiến từ cơ sở để làm rõ hơn về nội dung này.
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Với nhiều tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đưa kinh tế địa phương “cất cánh”
Ngày 5/6, Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa năm 2023.
Trong 3 năm liên tiếp (2020, 2021, 2022), tỉnh Bắc Giang dẫn đầu cả nước về lĩnh vực “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” trong chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh. Năm 2021, 2022, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, trong tháng 5, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 3 hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông cho 35 bản thuộc 5 xã có đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường Lát.
Các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều có lịch sử lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống là hướng đi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngày 4/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng nông thôn mới (NTM); phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).