Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chi Lăng (Lạng Sơn): Thúc đẩy bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ

Văn Hoa - 22:50, 16/08/2023

Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đẩy mạnh các hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào bộ máy chính quyền, các hoạt động chính trị - xã hội, qua đó giúp phụ nữ bình đẳng hưởng các quyền cơ bản, từng bước nâng cao vị thế, khẳng định vai trò quan trọng của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày càng có nhiều phụ nữ khẳng định vai trò của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội (Trong ảnh: Đồng chí Trần Thanh Nhàn, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng trao giải cho cá nhân đoạt giải tại Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử Chi Lăng” - Ảnh TL)
Ngày càng có nhiều phụ nữ khẳng định vai trò của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội (Trong ảnh: Đồng chí Trần Thanh Nhàn, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng trao giải cho cá nhân đoạt giải tại Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử Chi Lăng” - Ảnh TL)

Để phụ nữ được hưởng các quyền cơ bản

Thực hiện nhiệm vụ công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN), UBND huyện Chi Lăng đã đẩy mạnh công tác chỉ đạo, triển khai từ huyện đến cơ sở. Theo đó, UBND huyện Chi Lăng đã ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 04/4/2022 về thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2022 trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 19/10/2022 triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022. Trên cơ sở đó, yêu cầu các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch của huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị và địa phương.

Công tác truyền thông về bình đẳng giới được huyện Chi Lăng đặc biệt chú trọng. UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 15/4/2022 triển khai Chương trình truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn huyện đến năm 2030. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành, văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của phụ nữ như: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và Gia đình…

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có liên quan đến phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc, tôn giáo nói riêng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Các đơn vị đã chủ động nắm bắt, kịp thời tuyên truyền vận động bà con giáo dân không tham gia hoạt động truyền đạo trái phép. Các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, quần chúng Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh

Đặc biệt, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 867/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 kiện toàn Ban VSTBCPN gồm 15 thành viên, trong đó Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Văn hóa - Xã hội là Trưởng ban. 20/20 xã, thị trấn thành lập Ban VSTBCPN do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban và một công chức Văn hóa - Xã hội.

Các hoạt động của Ban VSTBPN huyện ngày càng nề nếp, có chiều sâu, góp phần phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng như tạo điều kiện cần thiết để phụ nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình một cách bình đẳng và đầy đủ.

Huyện Chi Lăng luôn tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực đời sống xã hội. (Ảnh TL)
Huyện Chi Lăng luôn tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực đời sống xã hội. (Ảnh TL)

Vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định

Nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng giới, cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm thực hiện nhiều giải pháp như: Bổ nhiệm nữ vào các chức danh lãnh đạo, tạo điều kiện để cán bộ, công chức và người lao động nữ tham gia học tập, bồi dưỡng...tham gia vào các lĩnh vực.

Ban VSTBCPN các cấp đã phát huy tích cực vai trò là cơ quan phối hợp liên ngành, tham mưu cho UBND các cấp triển khai thực hiện các vấn đề liên quan tới phụ nữ và BĐG; những nỗ lực này đã góp phần tác động đến nhận thức của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở về BĐG, VSTBCPN và nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong Nhân dân.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng - Vi Quang Trung, nhờ thực hiện tốt công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ, năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, toàn huyện Chi Lăng chưa có vụ bạo lực gia đình, buôn bán, bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái nào xảy ra.

Huyện Chi Lăng luôn tạo điều kiện để cán bộ, công chức và người lao động nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực
Huyện Chi Lăng luôn tạo điều kiện để cán bộ, công chức và người lao động nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực

Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức cấp huyện có 84 người, trong đó cán bộ lãnh đạo nữ 11 người. Đặc biệt, tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 là 7/35 đại biểu, đạt tỷ lệ 20%; tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp xã là 94/402 đại biểu, đạt tỷ lệ 23,38%; tỷ lệ nữ làm việc ở các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện 24/47 người, đạt tỷ lệ 51,06%; tỷ lệ nữ quy hoạch vào các cơ quan, phòng, ban chuyên môn của huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 33/91 người, chiếm tỷ lệ 36,26%.

Phó Chủ tịch huyện Chi Lăng - Vi Quang Trung nhấn mạnh, thời gian tới, nhằm thực hiện tốt công tác bình đẳng giớ và VSTBPN, huyện Chi Lăng tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; nhất là thực hiện chính sách đối với lao động nữ. Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ nghèo, nông thôn, cao tuổi, đơn thân, tàn tật, bị bạo hành, trẻ em gái bị lạm dụng. Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới và VSTBPN trên địa bàn huyện.

Thực hiện Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 về "Thực hiện thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", năm 2022-2023 huyện Chi Lăng được giao 642 triệu đồng.  Hiện nay, huyện cũng đang tập trung triển khai 04 nội dung của Dự án 8 gồm: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.  Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, các làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.  Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc, tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 12 phút trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 7 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 11 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.