Ngày 7/9, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ tháng 8/2023. Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk Nông Phan Thanh Hải thông tin một số vấn đề về giáo dục, trong đó tình trạng thiếu giáo viên.
Từ ngày 5 - 7/9/2023, tại Tp. Tuy Hòa, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trong 2 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum đã tập trung triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nhất định.
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Đây là vùng còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh, đồng thời cũng là "vùng trũng" về tiếp cận pháp luật". Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miên núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG1719), Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa được giao chủ trì thực hiện nội dung "Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng DTTS" đã phối hợp với các huyện miền núi quyết liệt triển khai và đạt được những kết quả tích cực.
Nhằm giúp người dân nghèo ở các huyện miền núi có nhà ở ổn định, an toàn, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Minh Long là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 30km về phía Tây Nam. Dân số của huyện trên 18.778 người, có 2 dân tộc chủ yếu sinh sống là Kinh và Hrê, trong đó dân tộc Hrê chiếm 76%. Mặc dù huyện tích cực triển khai các giải pháp phòng chống tảo hôn, nhưng tình trạng này vẫn còn tồn tại trong vùng đồng bào DTTS.
Huyện Đăk Tô có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số toàn huyện hơn 53.600 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,17%. Nhiều năm qua, nhờ thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, được triển khai kịp thời, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng thụ hưởng...qua đó, góp phần thay đổi diện mạo cho những xã vùng khó, đời sống người dân cũng từ đó được nâng lên.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Trà Vinh được đánh giá, là một trong những tỉnh triển khai thực hiện và giải ngân vốn thuộc nhóm khá tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Kiên Ninh - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh về tình hình đời sống vùng đồng bào DTTS ở Trà Vinh, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn hiện nay.
Từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đang được đầu tư, nâng cấp. Điều này đang được kỳ vọng sẽ tạo ra diện mạo mới làm đổi thay bản làng.
Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và đội ngũ tuyên truyền viên các cấp, UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Qua đó, giúp đồng bào nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chương trình, chính sách dân tộc đang triển khai trên địa bàn.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã chủ trì buổi Lễ công bố và trao Quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đối với ông Hồ Ngọc Thịnh.
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, tại 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có trên 20.000 hộ dân thiếu đất sản xuất và đất ở.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ trực tiếp để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn 9 huyện miền núi đạt hơn 3.443 tỷ đồng.
Cùng với việc tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, khôi phục lại nhiều nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn, huyện Chi Lăng còn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ Nhân dân phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo nguồn thu cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Qua 2 năm quyết liệt triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Chi Lăng được triển khai 4 nội dung chính và đã đạt kết quả tích cực.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong vùng đồng bào DTTS luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Chi Lăng quan tâm chỉ đạo thực hiện và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư.
Trong 2 ngày 29 và 30/8, Đoàn giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 làm việc với tỉnh Thái Nguyên.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 44 về “Quy định số lượng, quy mô, cách thức tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến là các già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người DTTS trên địa bàn tỉnh”. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/8/2023.
Người có uy tín luôn có vai trò đặc biệt trong đời sống của đồng bào DTTS. Không chỉ là cầu nối của Đảng, Nhà nước với Nhân dân, Người có uy tín trên địa bàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) luôn khẳng định vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt họ là những "đầu tàu" trong phát triển kinh tế và thực hiện các Chương trình MTQG đang triển khai trên địa bàn huyện.