Sáng 14/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm về hoạt động thực hiện bình đẳng giới và biểu dương các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới năm 2024.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), cấp ủy đảng, chính quyền huyện Văn Quan đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai hiệu quả Chương trình. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” được thành lập tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS ở huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) đã giúp phụ nữ, trẻ em DTTS nơi đây thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xoá bỏ hủ tục, rào cản định kiến giới… để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đã đầu tư các công trình phục vụ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin; đồng thời hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS có nhu cầu bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt. Vốn của Chương trình MTQG 1719 đã tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Giờ đây, thầy cô giáo và học sinh ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn Ia H’Drai (Kon Tum) không còn phải dạy học và ăn ở trong những căn nhà tạm, thay vào đó là những phòng học, phòng ở mới khang trang với đầy đủ trang thiết bị được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
Nhằm phát huy vai trò, vị trí quan trọng của Người có uy tín trong các bản làng, hằng năm huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đều quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho đội ngũ Người có uy tín.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) , huyện Con Cuông đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nếp nghĩ của người dân với mục tiêu giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn.
Sáng 5/10, tại xã Dân Hóa, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Minh Hóa tổ chức Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2024.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện A Lưới tổ chức 2 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024.
Trong 3 ngày (từ ngày 8 - 10/10), tại xã Kông Bơ La, UBND huyện Kbang, Phòng Dân tộc huyện Kbang tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho nhóm cộng đồng Chương trình ở các cấp, thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn.
Với sự am hiểu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán kết hợp với những kiến thức được tuyên truyền từ các chiến dịch, sáng kiến truyền thông, các chương trình lồng ghép giới trong nhà trường, cộng đồng... sẽ giúp cho đội ngũ thanh niên DTTS phát huy được vai trò tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (Dự án 7) trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030, thời gian qua, huyện Đại Từ đã triển khai đa dạng các hoạt động, qua đó nâng cao nhận thức về thể trạng cũng như sức khoẻ của bà con trên địa bàn.
Thời gian qua, việc giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tỉnh đã có nhiều giải pháp linh hoạt để có thể giải ngân nguồn vốn; trong đó có việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương.
Trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719, công tác kiểm tra, giám sát được tỉnh Cao Bằng đặc biệt chú trọng. Những kiến nghị, đề xuất sau giám sát được tổng hợp, báo cáo với cấp có thẩm quyền, là một trong những cơ sở để đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện các nội dung chính sách Chương trình MTQG 1719 ở cơ sở.
Địa phương -
Lê Hằng - Như Anh -
18:57, 05/10/2024 Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Trong những năm qua, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719); đồng thời, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, thực hiện có hiệu quả Chương trình.
Chính thức được triển khai từ nửa cuối năm 2022, nhưng với nỗ lực và chủ động của tỉnh đến cơ sở, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, với phương châm “đi cùng thực hiện”, nhiều vướng mắc đã kịp thời được tháo gỡ, từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án tại các địa phương.