Trước thực trạng tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh còn cao, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, trong đó tranh thủ nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án tài trợ, đặc biệt gần đây nhất là nguồn lực thực hiện các mục tiêu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), là cơ hội, động lực quan trọng từng bước thay đổi nhận thức, nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Đoàn công tác Việt Nam do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn vừa bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (Công ước CERD) lần thứ 5, trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 111 của Ủy ban Công ước CERD tại Geneva, Thụy Sĩ.
Nhằm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh thì vai trò của các cô đỡ thôn bản rất quan trọng trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, cô đỡ thôn bản chính là cánh tay nối dài của ngành Y tế trong hành trình thay đổi nhận thức, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS.
Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm tỷ lệ trẻ em người DTTS dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (chiều cao theo tuổi) xuống dưới 30%; suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 15,8%. Cùng với Dự án 7 thì Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719 trực tiếp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc Rơ Măm đang góp phần đồng hành cùng tỉnh Kon Tum hướng tới mục tiêu này.
Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho nâng cao tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe. Thiếu vi chất dinh dưỡng được coi là “nạn đói tiềm ẩn”, tuy dấu hiệu không rõ ràng, nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi vậy, những năm qua, chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở nước ta đã được triển khai một cách bền bỉ, rộng khắp để bổ sung vi chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của trẻ e,m đặc biệt là trẻ em DTTS và miền núi
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, góp phần giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719. Nhờ đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng DTTS, đặc biệt là các cán bộ, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở.
Hiện nay, tình trạng phụ nữ đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Gia Lai sinh đẻ tại nhà vẫn còn tồn tại. Và chỉ khi gặp biến chứng, họ mới chọn cách đến bệnh viện. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh cao ở vùng đồng bào DTTS.
Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, tỉnh Gia Lai đã triển khai các chương trình và thực hiện nhiều giải pháp, trong đó Gia Lai đang tích cực triển khai Dự án 7 chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng - chống SDD trẻ em. Đây là 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719)
Sáng 29/11, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Ngày 28/11/2023, Trung tâm Y tế huyện Văn Lãng tổ chức chương trình truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại xã Hồng Thái.
Vào các ngày cuối tuần, từ căn nhà của Nghệ nhân Quách Thị Lon tại Bản Khanh, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân đã quen khi được nghe những khúc hát dân ca của dân tộc Mường vang lên từ căn nhà. Được biết, bao năm nay căn nhà của nghệ nhân Quách Thị Lon chính là không gian sinh hoạt văn hóa chung của các nghệ nhân hát dân ca của đồng bào dân tộc Mường.
Lớn lên từ những câu hát dân ca, điệu khắc luống, rồi cùng đu đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai… - hồn cốt của văn hóa dân tộc Thổ đã ngấm vào ông từ thuở bé thơ. Đau đáu với những nét văn hóa của dân tộc đang dần mai một, nghệ nhân Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp, Nghệ An) gần như đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn và phục dựng hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Những năm qua, mặc dù công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em tại tỉnh Gia Lai được chú trọng. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân và tỷ lệ SDD thể thấp còi cao so với mức trung bình của cả nước. Thực tế này, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân toàn tỉnh trong thời gian tới.
Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.
Chiều 26/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 2 của Hội đồng với chủ đề tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, Sóc Trăng đã và đang phát triển các loại hình du lịch đặc trưng sẵn có như, du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội; du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch biển gắn với việc khai thác tiềm năng du lịch thông qua tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo.
Thời gian này trên những thửa ruộng ở xã Ka đô, huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng là không khí tất bật sản xuất. Trong khi nhiều thửa xuộng đang vào vụ mới, thì ở thửa khác lại nhộn nhịp khâu thu thoạch. Ở xã Ka đô bây giờ, 1 năm người dân có thể canh tác 3 - 4 vụ rau, hầu như không cho đất nghỉ.
Sáng 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đã diễn ra buổi khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao trong khuôn khổ Ngày hội trình diễn cây Nêu. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm phát triển truyền thống đại đoàn kết các dân tộc và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.