Đó là một trong những việc làm theo Bác hằng ngày của ông Lò Văn Chiến, dân tộc Giáy, 81 năm tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, ở bản Tả Sin Chải, phường Đông Phong, TP. Lai Châu (Lai Châu). Bởi với ông, việc mai một, thất truyền bản sắc văn hóa của người Giáy luôn là điều làm ông trăn trở.
Đã có lúc giới chuyên môn lo lắng cho môn nghệ thuật thứ 7, bởi xuất hiện quá nhiều những phim Remake (Việt hoá). Thế nhưng vài năm trở lại đây, một tín hiệu đáng mừng là điện ảnh Việt đang quay về với bản sắc văn hoá dân tộc qua những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn.
Cộng đồng người Dao có số dân đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn được duy trì cho đến ngày nay như: trang phục, tiếng nói và tinh thần cố kết cộng đồng. Từ bản sắc văn hóa đặc trưng, Ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” đã được lập nên nhằm kết nối cộng đồng người Dao trên khắp mọi miền đất nước.
Trang phục truyền thống là một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển kinh tế, giao lưu của nhiều nền văn hoá, trang phục của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị biến dạng bởi cách tân lệch lạc.
Nghệ nhân Ưu tú Triệu Văn Quẩy, 70 tuổi, dân tộc Dao, đã dành hơn 40 năm cuộc đời miệt mài, gìn giữ từng con chữ của đồng bào dân tộc Dao, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đổi mới doanh nghiệp nói chung và đổi mới văn hóa doanh nghiệp nói riêng là rất khó, bởi trong quá trình đổi mới, chúng ta phải thay đổi nhiều thói quen, nhiều tư tưởng đã tồn tại, cố hữu nên sẽ va vấp phải những rào cản cả về thể chế, chính sách và cả con người. Với tinh thần ONENNPC- một đội ngũ-một mục tiêu-một hành trình, dựa trên sự tôn trọng-đồng thuận-đồng hành-đồng tâm hiệp lực…, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang quyết tâm “Đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC”.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Lào tại Điện Biên đang dần mai một do ảnh hưởng của quá trình phát triển, hội nhập và những tác động của kinh tế thị trường. Song, tại bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ Lào vẫn luôn cần mẫn bên khung dệt mỗi ngày, với mong ước gìn giữ ngọn lửa cho nghề truyền thống của mình.
TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung người Hoa đông nhất cả nước. Đồng bào dân tộc Hoa cư trú rải rác trong nhiều quận huyện của thành phố, nhiều nhất là ở các quận 5, 6, 8, 10, 11 và quận Tân Bình. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn: Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Nam bộ, văn hóa của người Hoa có sự đóng góp to lớn và ngày càng được chú ý trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-BCĐ ngày 8/9/2017 của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) về việc triển khai, hỗ trợ xây dựng bản du lịch cộng đồng tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu đã thành lập và ra mắt Hợp tác xã (HTX) du lịch Bản Áng vào tháng 11/2017 với 20 thành viên tham gia.
Những năm gần đây, hình thức du lịch trải nghiệm đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Với ưu thế về cảnh sắc thiên nhiên và nền văn hóa lâu đời của dân tộc Dao, thôn Ngòi Tu đang trở thành điểm du lịch cộng đồng tiềm năng tại xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Mỗi người chọn một việc tốt là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) nơi biên cương Tổ quốc.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tình hình sản xuất của đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ kém hiệu quả.
Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.
Trong 53 DTTS của nước ta, có những dân tộc rất ít người, như: Cờ Lao, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo… Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung thì nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc rất ít người gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng được triển khai. Tuy nhiên, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang đứng trước nguy cơ biến mất.