Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc rất ít người: Chạy đua cùng thời gian

PV - 11:01, 16/05/2018

Trong 53 DTTS của nước ta, có những dân tộc rất ít người, như: Cờ Lao, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo… Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung thì nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc rất ít người gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng được triển khai. Tuy nhiên, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Bài 1: Hãy bắt đầu từ bảo tồn tiếng mẹ đẻ

Ngôn ngữ là một trong những tiêu chí quan trọng và là thành tố cơ bản để xác định thành phần tộc người. Mất đi thành tố này, trong quá trình giao thoa, hội nhập, bản sắc văn hóa của không ít cộng đồng dân tộc đứng trước nguy cơ bị hòa tan.

Tiếng mẹ đẻ chỉ còn dùng trong nghi lễ

Nằm dưới chân đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, Túng Sán (Hoàng Su Phì, Hà Giang) được xem là “thủ phủ” của dân tộc Cờ Lao, một trong những cộng đồng có dân số rất ít người của nước ta. Túng Sán cũng là xã thuộc diện nghèo nhất nhì của huyện Hoàng Su Phì.

Người Cờ Lao vẫn giữ được trang phục truyền thống nhưng ngôn ngữ đang dần mất đi. (Ảnh tư liệu) Người Cờ Lao vẫn giữ được trang phục truyền thống nhưng ngôn ngữ đang dần mất đi. (Ảnh tư liệu)

Kết quả khảo sát mới đây của Ban Dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang (tháng 4/2018) cho thấy, toàn xã Túng Sán có 615 hộ/3.100 nhân khẩu (gồm 6 dân tộc); trong đó có 195 hộ/982 nhân khẩu là đồng bào Cờ Lao, chiếm 31% dân số của toàn xã. Số hộ nghèo dân tộc Cờ Lao là 117/352 hộ, chiếm 33% tổng số hộ nghèo của xã;…

Ngoài những khó khăn về kinh tế thì đồng bào Cờ Lao ở Túng Sán đang đứng trước nguy cơ bị hòa tan về bản sắc văn hóa. Đáng chú ý, dù chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số toàn xã nhưng cả cộng đồng dân tộc Cờ Lao chỉ còn dăm ba người biết tiếng mẹ đẻ; hầu hết người Cờ Lao ở Túng Sán đều sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc khác trong giao tiếp.

Ông Min Phà Khái, sống tại thôn Tà Chải, người thạo tiếng Cờ Lao nhất ở Túng Sán cho biết, tiếng Cờ Lao giờ chỉ sử dụng trong các nghi lễ. Cả xã hiện chỉ có 5-6 người biết tiếng Cờ Lao gốc, phần lớn là người hành nghề thầy cúng.

“Người Cờ Lao giờ nói được tiếng Kinh, một số nói tiếng Mông, Tày, Nùng, nhưng không ai nói tiếng mẹ đẻ nữa cả”, ông Khái cho biết.

Nhưng không phải người hành nghề thầy cúng nào cũng đọc và hiểu hết tiếng Cờ Lao gốc trong các văn tự cổ được lưu truyền từ hàng chục thế hệ. Chính thầy cúng Min Phà Thìn, ở thôn Khu Trù Sáng đã chia sẻ: “Tiếng Cờ Lao cúng, làm ma thì được, chứ nói chuyện thì không được đâu”.

Cũng như người Cờ Lao ở Túng Sán, nhiều cộng đồng dân tộc ít người khác đã và đang không sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày. Như dân tộc Bố Y, hiện còn khoảng 2.300 nhân khẩu, được chia làm 2 nhóm địa phương là Tu Dí-Lào Cai và Bố Y-Hà Giang. Hiện người Tu Dí ở Lào Cai nói tiếng Quan Hỏa (tiếng Hán phương Nam); còn người Bố Y ở Hà Giang lại dùng tiếng Giáy và tiếng Tày làm ngôn ngữ giao tiếp.

Các dân tộc ở khu vực Tây Bắc như: Kháng, La Ha, Xinh Mun… chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Thái. Đáng chú ý, việc không còn dùng tiếng mẹ đẻ không chỉ xảy ra trong giao tiếp mà ngay trong các bài hát dân ca của người Kháng, người Xinh Mun, tiếng Thái cũng chiếm 70-80%.

Sự “lệch pha” của nguồn lực đầu tư

Để phát triển các cộng đồng DTTS có dân số rất ít người, nhiều năm qua, Trung ương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư, hỗ trợ; những địa phương liên quan cũng có những chương trình, dự án hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, đa số các chính sách đều chú trọng về đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Có thể thấy rõ điều này ở “Đề án phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc Mảng, Cống, Cờ Lao, La Hủ” theo Quyết định 1672/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 1672), được triển khai từ năm 2011 đến năm 2020. Với tổng kinh phí thực hiện gần 1.043 tỷ đồng, mục tiêu của Đề án là phát triển toàn diện vùng 4 dân tộc rất ít người. Tuy nhiên, khi triển khai, các địa phương được thụ hưởng (Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang) xây dựng các dự án thành phần chỉ chú trọng đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, nội dung bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống bị xem nhẹ.

Lấy việc thực hiện Đề án này ở xã Túng Sán làm minh chứng. Theo kết quả khảo sát của Ban Dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang (tháng 4/2018), thực hiện Đề án 1672 ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì và tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ cho 77 hộ đồng bào Cờ Lao làm nhà ở (8,4 triệu đồng/hộ); hỗ trợ kinh phí cho các hộ làm nhà vệ sinh;…

Ngoài ra, 124 hộ đồng bào dân tộc Cờ Lao ở Túng Sán còn được hỗ trợ 252 con dê để phát triển sản xuất; được hỗ trợ tập huấn khuyến nông, khuyến lâm;… Tại 6 thôn ở Túng Sán có người Cờ Lao sinh sống còn được xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, lắp đặt hệ thống loa không dây,…

Chỉ tính sơ sơ, số tiền chi cho các nội dung hỗ trợ này cũng hàng chục tỷ đồng. Trong khi đó, các nội dung hỗ trợ đồng bào Cờ Lao ở Túng Sán theo Đề án 1672 cũng có trong nhiều chương trình, dự án khác, nhất là Chương trình 135, Chương trình 30a,… Hoàng Su Phì là huyện nghèo 30a, xã Túng Sán là xã khu vực III, được thụ hưởng Chương trình 135 nên đồng bào Cờ Lao ở Túng Sán đều được thụ hưởng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ hai Chương trình này.

Đề án phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc Mảng, Cống, Cờ Lao, La Hủ theo Quyết định 1672/QĐ-TTg trên thực tế là bộ khung; 3 địa phương được thụ hưởng có trách nhiệm xây dựng các dự án thành phần để triển khai, tùy vào tình hình thực tế của địa phương, làm thế nào để bảo đảm phát triển toàn diện vùng 4 dân tộc rất ít người. Vậy, để tránh trùng lắp, chồng chéo chính sách, tại sao khi xây dựng dự án thành phần, các địa phương không chú trọng xây dựng nội dung bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống, nhất là gìn giữ tiếng mẹ đẻ đang có nguy cơ biến mất của các dân tộc này?

Thực tế, việc gìn giữ, bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc rất ít người hiện vẫn chưa muộn. Ở những cộng đồng dân tộc rất ít người có ngôn ngữ riêng, hiện dù không giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nhưng vẫn còn một số người gìn giữ được. Nhưng trong trường hợp những người này mất đi, nếu không có giải pháp bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc đó thì sẽ như thế nào?

Cùng với nguy cơ “thất truyền” tiếng mẹ đẻ, nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người đang bị mai một. Trong khi đó, công tác bảo tồn chưa thực sự trúng trọng tâm. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người giữ lửa cho làng Mang Lùng

Người giữ lửa cho làng Mang Lùng

Gần 50 năm qua, ông Phạm Văn Lậc (66 tuổi), người làng Mang Lùng, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đã lặng thầm thắp lửa để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hrê. Là người đánh chiêng Hrê hay nhất làng, ông Lậc am hiểu sâu sắc nhiều bài chiêng truyền thống như chiêng ba, chiêng năm. Ông đã góp phần giữ cho tiếng chiêng của người Hrê mãi vang vọng giữa đại ngàn.
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin tức - Việt Hải - Thùy Trang - Mai Hương - 3 giờ trước
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.
Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Chính sách Dân tộc - Thanh Phong - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Sau một thời gian triển khai, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tạo động lực thoát nghèo bền vững.
Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Du lịch - Thái Sơn Ngọc- Núi Xanh - 6 giờ trước
Đồi cát Nam Cương, thuộc địa phận xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được giới chuyên môn du lịch ghi nhận là một trong những “tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á. Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km về hướng Nam, đồi cát Nam Cương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng cát bay ven biển Nam Trung Bộ.
Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 6 giờ trước
Gần đây, suối Tà Má bỗng trở thành một điểm đến "hot" không chỉ của tỉnh Bình Định mà còn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Suối Tà Má thuộc làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tựa như nàng công chúa ngủ quên trong rừng bỗng chợt bừng tỉnh, đánh thức cả núi rừng.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà" thưởng thức trà Ocop 5 sao

Kinh tế - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.
Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Văn Hoa - 6 giờ trước
Với mong muốn giúp người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi có nhà ở, ổn định cuộc sống, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xóa nhà tạm, nhà đột nát cho Nhân dân. Theo đó, đã có 1.975 nhà được xây mới, 223 nhà được sửa chữa. Qua rà soát, hiện nay, toàn tỉnh còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp dồn toàn lực phấn đấu hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột vào 30/6/2025.
Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Ngày 27/3, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng 200 xuất quà trị giá 200 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao Lào Cai có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập. Dự buổi trao tặng có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Tin tức - Văn Hoa - Vũ Hường - 6 giờ trước
Nhằm phổ cập, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên, giúp sinh viên, thanh niên quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học, chủ động và hiệu quả, ngày 26/3, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028.
Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Tin tức - Nguyễn Quang Vinh - 6 giờ trước
Tại thôn Kon Rơ Bang 1, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, UBND xã Vinh Quang tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo hộ có khó khăn về nhà ở cho hộ gia đình ông A Nơch.
Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Chính sách Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Ngày 27/3, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho Dự thảo luật về Lĩnh vực dân tộc”.