Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Phước: Đồng bào Công giáo tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thanh Liêm - Văn Thuận - 19:48, 02/12/2022

Ngày 2/12, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức Đại hội đại biểu Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tỉnh Bình Phước lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Ra mắt ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước
Ra mắt ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước

Đại hội với chủ đề “Hiệp hành - Chia sẻ - Phục vụ”, là dịp để tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022 và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đại hội cũng hiệp thương cử ra Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bình Phước khóa VI để lãnh đạo phong trào yêu nước trong đồng bào Công giáo tỉnh; cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước cho biết, Bình Phước hiện có 3 giáo hạt, 102 cơ sở tôn giáo, 11 cộng đoàn dòng tu với 107.499 giáo dân. 5 năm qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh đã bám sát tôn chỉ mục đích, đường hướng hoạt động của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, hướng dẫn đồng bào Công giáo hướng về cộng đồng dân cư, đoàn kết với các tầng lớp Nhân dân, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, nhiệm kỳ qua Ủy ban đã vận động được trên 221 tỷ đồng cho các hoạt động chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, cứu trợ thiên tai… trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, Đại hội cũng nhìn nhận phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo các địa phương trong tỉnh phát triển chưa đồng đều; công tác sơ, tổng kết, động viên, khen thưởng, nhân rộng điển hình chưa kịp thời…

Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội

Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, Ủy ban tiếp tục đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền đồng bào Công giáo tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động phong trào thi đua yêu nước. Tích cực tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng; chăm lo sự nghiệp y tế, giáo dục, xây dựng, nhân rộng các mô hình, cộng đồng đồng bào Công giáo thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…

Đại hội đã hiệp thương thống nhất 73 ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước khóa VI; 7 Ủy viên Ban Thường trực; hiệp thương cử 6 đại biểu dự Đại hội đại biểu Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028; giới thiệu 3 đại biểu tham gia Ủy viên Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Dịp này, Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam trao tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân; UBND tỉnh Bình Phước tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 3 cá nhân có nhiều đóng góp, thành tích trong công tác tôn giáo nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Bình Phước hiện có 41 thành phần dân tộc, trong đó 40 thành phần DTTS, với gần 201.500 người, chiếm 19,67% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân với 371 cơ sở tôn giáo và hơn 243.000 tín đồ, chiếm trên 24% dân số toàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Sức khỏe - Sơn Ngọc - 3 giây trước
Từ hàng trăm nay nay, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã biết sử dụng các loại cây có hoạt tính cao để bào chế các loại thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Mỗi gia đình người Chăm đều có một bí quyết bốc thuốc riêng, tuyệt đối không truyền cho người ngoài.
Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Sắc màu 54 - Lê Hường - 29 phút trước
Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Nâng niu hạt ngọc của trời

Nâng niu hạt ngọc của trời

Sắc màu 54 - Tiêu Dao – Xuân Sang - 35 phút trước
Vào mùa thu hoạch lúa nương, đồng bào Hrê ở Quảng Ngãi vẫn dùng tay tuốt từng bông lúa, nâng niu những hạt ngọc của trời như tạ ơn cả tạo hóa, và cũng là giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của mình.
Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Trang Diệp - 3 giờ trước
Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp đã và đang đặt gánh nặng lên vai không những của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn của cả xã hội.
An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

Chính sách dân tộc - Song An - 3 giờ trước
Mùa mưa năm nay sẽ không còn là nỗi ám ảnh với hàng nghìn gia đình chính sách, khó khăn ở Điện Biên. Những căn nhà nằm trong chương trình hỗ trợ “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” không chỉ hiện thức hóa ước mơ, mà còn giúp đồng bào an cư, yên tâm lạc nghiệp.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Tìm lại “hồn” chiêng

Tìm lại “hồn” chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 3 giờ trước
Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.
Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Gương sáng - Giang Lam - 3 giờ trước
Bao năm nay, vợ chồng cụ Mã Văn Thịnh (92 tuổi) và Nông Thị Vinh (94 tuổi) luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng của bà con người Tày, thôn An Quỳnh, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng

Tuyên Quang: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng

Kinh tế - Phương Linh - 3 giờ trước
Tỉnh Tuyên Quang được Ngân hàng Chính sách xã hội giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG

Chính sách dân tộc - Phương Ngọc - Minh Thu - 4 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn vừa có chuyến đi kiểm tra tiến độ triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022, 2023 (Chương trình MTQG) tại huyện Nam Đông.
Quảng Ninh: Nâng tiêu chí thu nhập cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia

Quảng Ninh: Nâng tiêu chí thu nhập cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia

Tin tức - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Tại Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức trong ngày 30/3, đã thông qua 9 Nghị quyết quan trọng với sự thống nhất cao của các đại biểu HĐND tỉnh. Trong đó, quy định chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn giai đoạn 2023 - 2025 có nhiều điểm nổi trội, khác biệt.