Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Thanh tra tỉnh chỉ ra nhiều sai phạm trong đầu tư, xây dựng cơ bản tại huyện Tây Sơn

T.Nhân - 18:09, 08/11/2023

Thanh tra tỉnh Bình Định vừa có kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư, xây dựng cơ bản tại huyện Tây Sơn, giai đoạn từ năm 2018 - 2022, qua đó phát hiện nhiều sai phạm.

Theo kết luận thanh tra, kiểm tra 399 công trình, dự án với tổng giá trị khối lượng hoàn thành là 406 tỷ đồng, đoàn thanh tra xác định có 133 công trình, dự án có khuyết điểm, vi phạm với tổng số tiền hơn 858 triệu đồng.

Một số dự án, công trình khối lượng tính chưa chính xác, tính trùng, áp dụng định mức đơn giá một số công tác chưa phù hợp, tính trùng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với đất đắp. Giám sát thi công chưa phát hiện có sai khác về khối lượng thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế được duyệt để điều chỉnh, cắt giảm.

Nhật ký thi công còn ghi chung chung, không phản ánh đầy đủ nội dung, bản vẽ hoàn công chưa phản ánh sự thay đổi trong quá trình thi công. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình do UBND các xã làm chủ đầu tư còn chậm…

Thanh tra tỉnh Bình Định chỉ ra nhiều sai phạm trong đầu tư, xây dựng cơ bản tại huyện Tây Sơn (Một góc huyện Tây Sơn, ảnh minh hoạ)
Thanh tra tỉnh Bình Định chỉ ra nhiều sai phạm trong đầu tư, xây dựng cơ bản tại huyện Tây Sơn. (Một góc huyện Tây Sơn - Ảnh minh hoạ)

Theo kết luận, những khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản là thực hiện chưa đúng theo quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan.

Trách nhiệm chính thuộc về UBND huyện Tây Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng, Trưởng phòng NNPTNT, Chủ tịch UBND các xã thuộc huyện Tây Sơn và các tập thể, cá nhân có liên quan trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, các đơn vị tư vấn xây dựng và đơn vị thi công.

Cũng theo Thanh tra tỉnh Bình Định, trong quản lý tài chính ngân sách, nhiều trường trung học cơ sở thuộc Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn, chi không đúng quy định tiền tiết giảng thực hành cho giáo viên thể dục với tổng số tiền hơn 111 triệu đồng và chưa kê khai, nộp tiền thuế đối với nguồn thu từ hoạt động dạy thêm, với số tiền hơn 176 triệu đồng; UBND xã Tây Giang chưa kê khai và nộp tiền thuế đối với tiền thu từ dịch vụ cho thuê ki ốt chợ, với số tiền thuế phải nộp hơn 45 triệu đồng.

Những khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc trách nhiệm chính của Hiệu trưởng, Kế toán các trường THCS thuộc Phòng GD&ĐT huyện, UBND xã Tây Giang và các tập thể, cá nhân có liên quan.

Thanh tra tỉnh Bình Định yêu cầu, Chủ tịch UBND các xã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm. Phải có biện pháp khắc phục chấm dứt ngay những khuyết điểm, vi phạm để đưa công tác quản lý tài chính, ngân sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đi vào nề nếp, đúng quy định.

UBND 14 xã có trách nhiệm thu hồi số tiền hơn 533 triệu đồng, nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, do thanh toán sai cho các đơn vị thi công, gồm các xã gồm: Tây An, Tây Vinh, Tây Bình, Tây Thuận, Tây Giang, Tây Xuân, Tây Phú, Bình Tường, Bình Hòa, Bình Thành, Bình Tân, Bình Thuận, Bình Nghi và Vĩnh An.

UBND xã Tây Giang có trách nhiệm thu hồi số tiền hơn 45 triệu đồng nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, do chưa kê khai và nộp tiền thuế đối với tiền thu từ dịch vụ cho thuê ki ốt chợ.

Yêu cầu Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Tây Sơn, tổ chức kiểm điểm đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm; tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Có trách nhiệm thu hồi số tiền hơn 325 triệu đồng và nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, do thanh toán sai cho đơn vị thi công.

Phòng GDĐT huyện Tây Sơn có trách nhiệm thu hồi số tiền hơn 288 triệu đồng, do các trường trung học cơ sở thanh toán sai tiền tiết giảng thực hành cho giáo viên thể dục và chưa nộp tiền thuế từ hoạt động dạy thêm.

Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với công trình dự án, nhất là kiểm tra chuyên môn đối với công trình, dự án được phân cấp khi công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Thanh tra tỉnh Bình Định yêu cầu UBND huyện Tây Sơn, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

Chỉ đạo cho UBND các xã, phòng ban liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra và tổ chức kiểm điểm đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm vi phạm. Kịp thời chấn chỉnh, đưa công tác quản lý tài chính, ngân sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đi vào nề nếp, đúng quy định của Nhà nước.

Kết quả thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tây Sơn cho thấy, hồ sơ thiết kế dự toán của đơn vị tư vấn còn để xảy ra một số khuyết điểm vi phạm, yêu cầu Chủ tịch UBND huyện có biện pháp kịp thời chấn chỉnh, tổ chức lựa chọn các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, năng lực để thực hiện công tác khảo sát, lập thiết kế, dự toán xây dựng công trình đảm bảo theo quy định, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chống thất thoát lãng phí.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 7 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 7 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.