Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

T.Nhân-H.Trường - 08:07, 28/11/2024

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhiều phụ nữ người DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự tin vào chính mình, vươn lên làm chủ cuộc sống.

Nỗ lực triển khai Dự án 8

Dự án 8 được triển khai từ năm 2022, tại 5 huyện miền núi, trung du gồm: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn. Nhằm truyền thông rộng rãi các vấn đề về giới, bình đẳng giới đến hội viên, phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp đã thành lập 120 Tổ truyền thông cộng đồng, với sự tham gia 1.337 thành viên, trong đó có 818 thành viên là nam. 

Đây là những người có uy tín và có năng lực truyền thông tại các thôn thực hiện Dự án 8. Bên cạnh đó, đã thành lập 19 mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng và 22 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi tại 14 trường dân tộc nội trú, 6 xã và 1 thôn thuộc 5 huyện, với 703 thành viên tham gia.

Sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của phụ nữ DTTS Bình Định ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng
Sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của phụ nữ DTTS Bình Định ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng

Bà Đinh Thị Vang, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Chúng tôi có 7 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi tại các trường, 3 mô hình Địa chỉ tin cậy và 28 Tổ truyền thông cộng đồng. Ngoài ra, Hội còn đẩy mạnh vận động phụ nữ mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, tham gia các lớp học nghề, ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi và trao sinh kế cho các chị em. Từ đó, chúng tôi mong muốn chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm tiến tới khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ.

Còn chị Bùi Thị Thanh Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Ân, cho biết: Phụ nữ vùng đồng bào DTTS thường có tâm lý e ngại, không tự tin trong các hoạt động kinh tế cũng như giao tiếp xã hội. Từ khi triển khai Dự án 8, ngoài việc hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, Hội còn mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực của phụ nữ trong thời đại công nghệ số, chuyển đổi số, góp phần tạo nên sự đổi mới mạnh mẽ trong tất cả hoạt động. Đối với phụ nữ miền núi, muốn triển khai hiệu quả, cán bộ Hội phải “cầm tay chỉ việc”, phải thường xuyên đến từng hộ để hướng dẫn họ cách chăn nuôi, trồng trọt".

Sản phẩm truyền thống của phụ nữ DTTS huyện Vân Canh được giới thiệu tại các hội chợ
Sản phẩm truyền thống của phụ nữ DTTS huyện Vân Canh được giới thiệu tại các hội chợ

Theo bà Phùng Thị Ngọc Tuyết, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bình Định, hằng năm, Hội đều xây dựng kế hoạch định hướng cho các huyện miền núi, trung du thực hiện Dự án 8; đồng thời ban hành kế hoạch thực hiện Dự án 8 cấp tỉnh. Hội còn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, chỉ tiêu Dự án 8, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và vấn đề phát sinh tại địa phương.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Là một trong những người nhận biết rõ ý nghĩa tích cực mà Dự án 8 mang lại, chị Lê O Thị Hồng Hảo (ở khu phố Suối Mây, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh) bày tỏ: Trước kia, cũng như những người đàn ông khác, sau giờ làm, chồng tôi thường tụ tập bạn bè. Nay chúng tôi cùng tham gia vào Tổ truyền thông cộng đồng, chồng tôi cũng tự ý thức thay đổi. Bây giờ, anh ấy đã chủ động đỡ đần, chia sẻ với tôi từ chuyện nuôi dạy con đến việc nhà, việc đồng áng và xung quanh tôi cũng đã có nhiều người thay đổi tích cực như vậy.

Nhằm giúp phụ nữ DTTS phát triển kinh tế, tự vươn lên trong cuộc sống, Hội LHPN các cấp thường xuyên tổ chức các phiên chợ kết nối nhằm tăng cường hoạt động kết nối, giới thiệu các sản phẩm nông sản địa phương, sản phẩm truyền thống đặc trưng của đồng bào DTTS và miền núi, trung du trong tỉnh. Nhờ sự hỗ trợ này, nhiều phụ nữ DTTS tự tin trong làm kinh tế.

Khách hàng chọn mua sản phẩm truyền thống của phụ nữ DTTS
Khách hàng chọn mua sản phẩm ở vùng đồng bào DTTS

Chị Đinh Thị Tiên (thôn 2, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân) đã chọn mô hình nuôi heo bản địa để khởi nghiệp. Đến nay, mô hình của chị Tiên không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình mà còn hỗ trợ các chị em khác trong thôn cách làm ăn, tăng thêm thu nhập.

Chị Tiên chia sẻ: Trước đây, tôi chủ yếu đi trồng keo thuê như nhiều chị em khác trong thôn. Dù chăm chỉ làm việc nhưng thu nhập cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Từ khi được Hội Phụ nữ xã hỗ trợ về các kiến thức làm ăn, vay vốn, tôi mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại để sản xuất. Tôi còn được các chị chỉ cho cách ủ phân bón cho cây trồng, đầu ra sản phẩm được hỗ trợ kết nối tiêu thụ.

Việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ DTTS vào các hoạt động kinh tế không chỉ giúp có thu nhập để nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, mà còn giúp họ có được tiếng nói trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Qua đó, góp phần thực hiện bình đẳng giới, giúp chị em có cơ hội nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Ngày càng nhiều phụ nữ DTTS ở các huyện miền núi, trung du của tỉnh Bình Định mạnh dạn khởi nghiệp
Ngày càng nhiều phụ nữ DTTS ở các huyện miền núi, trung du của tỉnh Bình Định mạnh dạn khởi nghiệp

Bà Phùng Thị Ngọc Tuyết, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bình Định, cho biết: Để thay đổi nhận thức của một người không dễ và của một cộng đồng càng không đơn giản. Tuy nhiên, “mưa dầm thấm lâu”, hiện nhận thức về giới, bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi dần được cải thiện. 

“Trong thời gian tới, các cấp Hội cần hỗ trợ thêm cho phụ nữ DTTS tiếp cận nguồn vốn chính sách; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật để họ có kiến thức, kỹ năng tham gia phát triển kinh tế bền vững”, bà Tuyết chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đề xuất đưa hát ta lêu, ca chôi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia quốc gia

Đề xuất đưa hát ta lêu, ca chôi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia quốc gia

Tin tức - Nguyễn Trang - 1 giờ trước
Ngày 15/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xem xét đưa hai làn điệu dân ca ta lêu và ca chôi của dân tộc Hrê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái và Lào Cai thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái và Lào Cai thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều 15/5, tại thành phố Lào Cai, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai, để thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập hai đơn vị.
Kon Tum: Hội thảo khoa học

Kon Tum: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Kinh tế - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Chiều 15/5, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng". Dự Hội thảo có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy; lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Kon Tum và các nhà khoa học trong cả nước.
Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Môi trường sống - Minh Nhật - 2 giờ trước
Đêm 14 và sáng 15/5, tại khu vực hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, khiến 1 người tử vong, thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại, để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trong giới trẻ.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1.544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
WB luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển các dự án hạ tầng chiến lược

WB luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển các dự án hạ tầng chiến lược

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia của Văn phòng Ngân hàng thế giới (WB) khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sĩ nhí Xệ Xệ

Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sĩ nhí Xệ Xệ

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Nghệ sĩ nhí Xệ Xệ ra mắt MV "Thánh Gióng", kết hợp rap hiện đại với nghệ thuật múa rối nước truyền thống, mang đến làn gió mới cho âm nhạc thiếu nhi Việt.
Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Chính sách Dân tộc - Văn Hoa - 3 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo”. Ông Võ Văn Bảy - Chánh Thanh tra Bộ Dân tộc và Tôn giáo, chủ trì Hội thảo.
Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Sáng 15/5, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025. Đến dự có bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; ông Nguyễn Văn Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái; đại diện lãnh đạo các sở ngành; đông đảo người dân địa phương và trên 300 vận động viên, diễn viên dân gian đến từ 9 xã trên địa bàn huyện Bác Ái.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi, những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một số chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình thiếu nguồn nhân lực y tế có chuyên môn sâu. Theo đó bằng những chính sách thiết thực, tỉnh không chỉ đang thu hút bác sĩ từ các nơi khác về địa phương công tác, mà còn phát triển nguồn nhân lực y tế tại chỗ. Sự quyết tâm này đang từng bước giúp nâng cao chất lượng y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn.