Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đường đến ước mơ

Bí quyết học tập của thủ khoa người DTTS

PV - 13:15, 19/07/2023

Là học sinh người DTTS, đến từ những xã vùng khó khăn, biên giới của tỉnh Nghệ An, bằng sự nỗ lực, quyết tâm và hơn cả là niềm đam mê với học tập, em Cao Duy Thông (Trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn) và em Nguyễn Quốc Cường (Trường PTDT nội trú THPT số 2 Nghệ An, đóng tại Tp. Vinh) đã đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Em Cao Duy Thông, học sinh lớp 12D trường THPT Cờ Đỏ, là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Nghệ An với 56,65 điểm. Ảnh: TTXVN
Em Cao Duy Thông, học sinh lớp 12D trường THPT Cờ Đỏ, là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Nghệ An với 56,65 điểm. Ảnh: TTXVN

Thủ khoa không "mọt sách"

Trước khi là thủ khoa xứ Nghệ, em Cao Duy Thông (lớp 12D, Trường THPT Cờ Đỏ) có một hành trình hết sức ấn tượng khi tự ôn tập vẫn đạt IELTS 8.0. Nam sinh này được tuyển thẳng vào Đại học trước khi tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Với kết quả 56,65 điểm, thủ khoa toàn tỉnh (trong đó môn Toán được 8,4 điểm, Ngữ văn 9,5 điểm, Lịch sử 9,5 điểm, Địa lý 9,25 điểm, Giáo dục công dân 10 điểm và Ngoại ngữ 10 điểm), Thông vui mừng chia sẻ kết quả với bố mẹ và người thân trong gia đình.

Là người dân tộc Thổ, gia đình em Thông hiện đang sống ở làng Cáo, xã Nghĩa Mai - một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Nghĩa Đàn. Cũng như nhiều gia đình khác trong làng, bố mẹ đều làm nông nhưng cả ba chị em Thông đều nổi tiếng học giỏi từ nhỏ. 10 trước, hai chị lần lượt có giấy báo đậu vào Trường Đại học Y. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khi đó, hai chị của Thông đều gác giấc mơ vào giảng đường và đi làm ăn sớm nên mọi hy vọng, đặt tất cả vào cậu em út.

Có lẽ vì hoàn cảnh gia đình, dù sống ở vùng xa trung tâm, điều kiện học tập thiếu thốn nhưng Thông rất ham học và học rất tốt. Những năm học THCS, THPT, Thông luôn là học sinh nổi bật. Đặc biệt, trong quá trình học tập, Thông luôn chứng minh được năng lực bản thân ở các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi thử, các kỳ kiểm tra đánh giá. Lớp 12, Thông đoạt giải Nhì môn Tiếng Anh tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.

Nói về học sinh Cao Duy Thông, cô Nguyễn Thị Phương Lan - Chủ nhiệm lớp 12D nhớ nhất là hình ảnh của một cậu học trò chăm chỉ, khiêm tốn. Trong suốt 3 năm THPT, em rất ít khi có một bữa trưa trọn vẹn mà chủ yếu ăn tạm cái bánh mì, nắm xôi ở trước cổng trường rồi học xuyên trưa trong lớp học. Thông là một học sinh biết chia sẻ với bạn bè, là trụ cột của lớp. Em thành lập nhóm để giúp đỡ các bạn học kém cùng tiến bộ. Khi đang học lớp 11, Thông còn tổ chức nhóm hỗ trợ các anh chị lớp 12 học yếu môn tiếng Anh.

Chia sẻ kinh nghiệm học tập, Thông cho biết, em không phải là "mọt sách" bởi không học thêm nhiều. Khi tinh thần cảm thấy thoải mái nhất, em sẽ học bằng tất cả niềm đam mê, cố gắng và tận dụng mọi thời gian để tập trung cho bài học.

Với cách học này, Thông đã tự tin thi và đạt kết quả IELTS 8.0 dù em hoàn toàn không theo bất cứ một khóa học nào trên mạng hay một trung tâm ngoại ngữ nào. Đây cũng là một kết quả rất hiếm thấy ở một trường nằm ở vùng miền núi như Trường THPT Cờ Đỏ.

Với kết quả này, Thông được miễn thi môn Tiếng Anh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Tuy nhiên, với mong muốn được thử sức mình, em vẫn đăng ký thi và đạt điểm 10. Trước khi tham dự kỳ thi, Thông đã nhận giấy báo trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao theo nguyện vọng 1.

Lựa chọn Học viện Ngoại giao, Thông cho biết, em rất thích tìm hiểu về lịch sử, về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới, nhất là trong thời điểm hội nhập hiện nay. Đây sẽ là ngôi trường để em được thực hiện giấc mơ của mình, trở thành một nhà ngoại giao trong tương lai...

Truyền cảm hứng cho học sinh dân tộc thiểu số

Từng đạt điểm thi SAT 1.520/1.600 với điểm Toán tuyệt đối 800/800, tự học và đạt IELTS 7.5 điểm, trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua, em Nguyễn Quốc Cường ( lớp 12A1, Trường PTDT nội trú THPT số 2 Nghệ An) đạt điểm số cao với 54 điểm. Thành tích này, Cường trong nhóm 6% thí sinh có điểm cao nhất Việt Nam trong gần 6.000 bạn tham gia và là 1% thí sinh có điểm cao nhất thế giới trong số 5,5 triệu thí sinh dự thi trong kỳ thi SAT năm 2023.

Để có được thành công, cậu học trò người Thái đến từ xã Châu Kim, huyện Quế Phong nỗ lực học tập không ngừng nghỉ. Cường xác định điểm yếu của mình là ở kỹ năng nói và viết do không có điều kiện giao tiếp nhiều hoặc học thêm ở trung tâm. Để luyện các bài nghe trong các đề thi IELTS, Cường tranh thủ những giờ học Tin hoặc vào máy tính ở thư viện để tải tài liệu Audio về máy nghe nhạc cá nhân, nghe đi nghe lại nhiều lần. Về kỹ năng viết, em thường tự làm các bài luận và nhờ anh chị khóa trên đang học đại học và ôn IELTS chấm lại cho mình. Những khi không hiểu, em sẽ hỏi thêm cô giáo dạy tiếng Anh ở trường.

Đến cuối năm lớp 12, cậu học trò người Thái đã có trong tay bảng thành tích đáng mơ ước. Ngoài điểm thi SAT và IELTS 7.5 điểm, Nguyễn Quốc Cường còn đoạt giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Tiếng Anh; Huy chương Bạc Olympic Tin học miền Trung và Tây Nguyên. Cường tham gia kỳ thi TOEFLITP CHALLENGE 2022 - 2023 và đoạt giải Nhất toàn tỉnh, được chọn học sinh duy nhất của tỉnh Nghệ An tham dự Vòng chung kết toàn quốc.

Đó cũng là hành trang để Nguyễn Quốc Cường tìm học bổng ở các trường Đại học quốc tế phù hợp với điều kiện bản thân. Đến tháng 4 vừa qua, em là học sinh đầu tiên của trường nhận được học bổng 80% vào Trường Đại học VinUniversity ngành Cử nhân Khoa học máy tính. Dù đã nắm chắc suất vào Đại học nhưng Nguyễn Quốc Cường vẫn không ngừng học tập, ôn luyện để có kết quả cao ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

“Em chọn Khoa học máy tính vì ngành này ở hiện tại và tương lai sẽ ngày càng phát triển. Em muốn đem sự hiểu biết về máy tính của mình để lan tỏa, giúp đỡ mọi người, cải thiện cộng đồng. Là một học sinh dân tộc thiểu số, nhờ được đến trường, có sự giúp đỡ, dìu dắt của thầy cô nhiều năm liên tục, em mới có được kiến thức, sự tự tin. Em được tạo điều kiện và cơ hội tham gia các cuộc thi để có cơ hội thuận lợi hơn cho tương lai”, Cường chia sẻ.

Cô Trương Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THPT số 2 Nghệ An cho biết: Nguyễn Quốc Cường thông minh, có năng khiếu ngoại ngữ nhưng chưa bao giờ chủ quan và ngừng cố gắng. Học sinh của trường hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, vất vả, ở xa gia đình đi học. Vì vậy, nhà trường như ngôi nhà thứ hai, chú trọng giáo dục toàn diện học sinh, quản lý nền nếp, rèn kỹ năng tự học, tự chủ cho các em. Đồng thời, trường tạo điều kiện để phát huy thế mạnh riêng của từng học sinh.

Quốc Cường đã truyền cảm hứng cho học sinh DTTS nói chung có thể vươn cao, vươn xa ở lĩnh vực lâu nay thường bị coi là hạn chế như Tiếng Anh, Tin học...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 5 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.