Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản làng miền núi Thanh Hóa đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

PV - 11:08, 28/11/2022

Bằng sự nỗ lực của người dân địa phương, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều bản làng vùng cao Thanh Hóa thay da đổi thịt nhờ xây dựng thành công bản nông thôn mới (NTM).

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của Nhân dân xây dựng nông thôn mới một số tuyến đường giao thông ở thôn, và điểm trường bản xã Quang Chiểu được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của Nhân dân xây dựng NTM một số tuyến đường giao thông thôn được xây dựng bê tông tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương hàng hóa

Thay đổi diện mạo những bản nghèo

Có dịp đến với xã vùng cao Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước diện mạo mới của xã vùng biên này. Quang Chiểu cách trung tâm huyện Mường Lát 24 km về phía Tây Nam, có 24 km đường biên giới giáp nước bạn Lào. Xã có 4 dân tộc Thái, Mông, Dao, Kinh cùng nhau sinh sống. Những năm qua thông qua việc xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã ngày càng khởi sắc, xã đã có 8/19 tiêu chí NTM, 5/13 bản được công nhận bản đạt chuẩn NTM.

Ông Ngân Trọng Hiệp, Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu cho biết, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, ngân sách địa phương, xã đã đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, mương, đập, phục vụ tốt nhu cầu đi lại, sản xuất, lưu thông hàng hóa của người dân. Từ đầu năm 2020 đến nay, Ban chỉ đạo xã đã tiếp nhận từ Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện được 197 tấn xi măng để tiếp tục phân bổ cho bản Mòng 89 tấn, bản Qua 30 tấn, bản Bàn 34 tấn, bản Pọng 39 tấn để bê tông hóa đường làng ngõ xóm. Nhờ đó, giao thông thuận tiện, người dân đi lại dễ dàng hơn.

Các mô hình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp bà con ổn định cuộc sống
Các mô hình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp bà con ổn định cuộc sống

Từ ngồn vốn, nguồn xi măng được hỗ trợ, Nhân dân các bản đã tích cực đóng góp đất đai, vườn tược, vật liệu xây dựng, ngày công lao động… để thực hiện có hiệu quả các nguồn hỗ trợ. Qua tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân, đa phần người dân đều rất hài lòng về chương trình xây dựng NTM. Nhờ xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, an ninh trật tự được đảm bảo.

Dẫn chúng tôi đến thăm bản Qua, bản về đích NTM năm 2021, anh Vi Văn Thiến, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Qua phấn khởi cho biết: Toàn bản có 53 hộ, 257 khẩu. Sau 2 năm 2018, 2019 liên tục bị lũ tàn phá, bản được xã, huyện quan tâm, hỗ trợ làm khu tái định cư với 40 hộ sinh sống. Sau khi ổn định nơi ở, nhờ sự hỗ trợ từ các nguồn lực của Nhà nước, cùng với sự đoàn kết của người dân, bản Qua đã xây dựng thành công bản NTM.

Từ phong trào xây dựng bản NTM mà bản Qua đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên Mường Lát. Được sự hỗ trợ của Đồn biên phòng Quang Chiểu thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn bà con chú trọng, quan tâm việc phát triển sản xuất, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất... Ngoài ra, bà con trong bản còn chú trọng chăn nuôi, trồng trọt, làm nương rẫy, nhiều thanh niên trong bản đi xuất khẩu lao động, làm công nhân ở các công ty... Đời sống của bà con trong bản ngày càng được nâng cao; cả bản chỉ còn 6 hộ nghèo.

Nhiều sản phẩm bà con làm ra đạt chất lượng cao, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình OCOP của địa phương
Nhiều sản phẩm bà con làm ra đạt chất lượng cao, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình OCOP của địa phương

Chọn hướng đi đúng đắn

Tương tự xã Quang Chiểu, khi xây dựng NTM, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa cũng có xuất phát điểm rất thấp. Điển hình là bản Bút, bắt tay vào xây dựng NTM, bản chỉ đạt 5/14 tiêu chí. Cán bộ bản cùng người dân đã đồng lòng khai thác tiềm năng, thế mạnh của bản để phát triển du lịch cộng đồng. Cấp uỷ, chính quyền địa phương đã vận động người dân tham gia đóng góp công sức làm đường giao thông nông thôn; tham gia vệ sinh môi trường, dọn sạch đường giao thông nội bản; trồng cây xanh dọc các tuyến đường giao thông.

 Các mô hình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được nghiên cứu vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phục vụ phát triển du lịch như, nuôi thủy sản; trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay, thu nhập bình quân của bản Bút đã đạt trên 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 5%.

Bà Phạm Thị Nhị, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân cho biết: “Xã xác định phát triển du lịch cộng đồng là một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho bà con bản Bút, chúng tôi đã tập trung tuyên truyền vận động người dân nâng cao đời sống,thông qua các mô hình sản xuất gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nhờ đó, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, xã Nam Xuân đã tranh thủ các nguồn vốn của nhà nước, huy động nội lực của Nhân dân tham gia góp công, góp sức xây dựng NTM.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của Nhân dân xây dựng nông thôn mới một số điểm trường bản xã Quang Chiểu được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của Nhân dân xây dựng nông thôn mới một số điểm trường bản xã Quang Chiểu được đầu tư xây dựng khang trang

Cùng với đó, xã cũng vận dụng linh hoạt, lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng NTM với các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn để tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí. Đến nay, xã Nam Xuân đã từng bước phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng được các mô hình sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.

Khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, khu vực miền núi Thanh Hóa phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong tổng số 573 xã xây dựng NTM toàn tỉnh, có 211 xã ở khu vực miền núi và 102 xã thuộc 7 huyện nghèo 30a. Các xã miền núi đều có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí cũng như nhận thức của người dân về chương trình NTM còn hạn chế. Các công trình hạ tầng đầu tư ở thôn, bản có kinh phí ít hơn cấp xã, phù hợp khả năng huy động sức dân và dễ bố trí nguồn lực.

Do đó, cấp ủy Đảng, chính quyền các huyện miền núi Thanh Hóa, lựa chọn cách thức "dễ làm trước, khó làm sau", hướng đến mục tiêu có nhiều thôn, bản đạt chuẩn NTM sẽ có xã đạt chuẩn NTM, động viên, hỗ trợ người dân "vượt qua chính mình". 

Các địa phương đã mở lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng làm NTM cho cán bộ từ huyện đến thôn, bản; ban hành chính sách khen thưởng, khơi dậy vai trò chủ thể trong Nhân dân, đồng thời kêu gọi, vận động các sở, ngành, doanh nghiệp đỡ đầu, hỗ trợ bà con dân bản xây dựng NTM.

Đến hết tháng 6 năm 2022, trong tổng số 346 xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh, thì khu vực miền núi có 58 xã, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 171 thôn bản NTM và 46 thôn bản NTM kiểu mẫu./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ “đặc sản” để nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng cao

Giữ “đặc sản” để nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng cao

Bát Xát là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, ở các xã vùng cao của huyện có giống chè Shan được bà con trồng từ nhiều năm nay. Hiện nay, giá chè Shan đang có giá trị cao so với mặt bằng chung của thị trường chè. Để bảo tồn và phát triển giống chè quý, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, huyện đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp.
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin tức - Việt Hải - Thùy Trang - Mai Hương - 3 giờ trước
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.
Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Chính sách Dân tộc - Thanh Phong - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Sau một thời gian triển khai, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tạo động lực thoát nghèo bền vững.
Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Du lịch - Thái Sơn Ngọc- Núi Xanh - 6 giờ trước
Đồi cát Nam Cương, thuộc địa phận xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được giới chuyên môn du lịch ghi nhận là một trong những “tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á. Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km về hướng Nam, đồi cát Nam Cương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng cát bay ven biển Nam Trung Bộ.
Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 6 giờ trước
Gần đây, suối Tà Má bỗng trở thành một điểm đến "hot" không chỉ của tỉnh Bình Định mà còn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Suối Tà Má thuộc làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tựa như nàng công chúa ngủ quên trong rừng bỗng chợt bừng tỉnh, đánh thức cả núi rừng.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà" thưởng thức trà Ocop 5 sao

Kinh tế - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.
Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Văn Hoa - 6 giờ trước
Với mong muốn giúp người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi có nhà ở, ổn định cuộc sống, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xóa nhà tạm, nhà đột nát cho Nhân dân. Theo đó, đã có 1.975 nhà được xây mới, 223 nhà được sửa chữa. Qua rà soát, hiện nay, toàn tỉnh còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp dồn toàn lực phấn đấu hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột vào 30/6/2025.
Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Ngày 27/3, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng 200 xuất quà trị giá 200 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao Lào Cai có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập. Dự buổi trao tặng có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Tin tức - Văn Hoa - Vũ Hường - 6 giờ trước
Nhằm phổ cập, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên, giúp sinh viên, thanh niên quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học, chủ động và hiệu quả, ngày 26/3, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028.
Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Tin tức - Nguyễn Quang Vinh - 6 giờ trước
Tại thôn Kon Rơ Bang 1, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, UBND xã Vinh Quang tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo hộ có khó khăn về nhà ở cho hộ gia đình ông A Nơch.
Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Chính sách Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Ngày 27/3, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho Dự thảo luật về Lĩnh vực dân tộc”.