Tại “Ngày sách Việt Nam năm 2019”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, qua 30 năm phát triển kinh tế thị trường, tỷ lệ đọc sách của người dân Việt Nam ngày càng giảm đi. Nếu như người Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc hay Nhật Bản đọc sách hàng chục giờ mỗi tuần, thì người Việt đọc chưa tới 1 giờ/tuần. Đó là chưa kể tới con số đáng buồn - đáng sợ, với 26% người Việt hoàn toàn không đọc sách.
Thế là không có phép màu nào cho các anh, 13 cán bộ, chiến sỹ tham gia cứu hộ sạt lở thuỷ điện Rào Trăng 3. Không thể nói nên lời trước những đau thương, mất mát quá lớn này. Các anh đã anh dũng hy sinh!
Tháng 5, một nữ sinh tại Hà Tĩnh bị nhóm 5 bạn nữ miệt thị, đánh đập rồi tung Clip lên mạng xã hội. Ngày 24/9 vừa qua, Clip nhóm nữ sinh mặc đồng phục đánh nhau trước cổng trường tại Hà Nội, lại tiếp tục xuất hiện trên mạng xã hội, đặc biệt có nhiều em còn thản nhiên đứng quay rồi phát tán lên Facebook. Những hành vi bạo lực học đường thế này không phải là chuyện mới, nhưng mỗi lần xuất hiện lại gây nhức nhối cho dư luận xã hội.
“Dân ở nhiều địa phương miền núi khó khăn nhưng cán bộ cấp huyện thì rất khá, thậm chí cán bộ sử dụng phương tiện phục vụ cá nhân sang trọng hơn nơi khác”. Đó là phát biểu của bà Nguyễn Thị Thanh – Phó Trưởng Ban công tác đại biểu tại Phiên họp toàn thể - Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội vào sáng 30/9.
Chị Thúy (27 tuổi) dựng lều bán giày và bán nước ngoài vỉa hè thị trấn đã được 2 tuần nay. Công an nhiều lần đã đi dẹp các chỗ bán hàng ngoài đường, nhưng chị vẫn “tranh thủ” bày hàng ra bán.
Ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP. Hồ Chí Minh bỏ tiền mua xe cứu thương, bỏ công sức làm tài xế chở miễn phí cho những bệnh nhân nghèo về quê.
Mấy ngày nay, bệnh nhân số 17 - ca bệnh Covid-19 đầu tiên trong đợt bùng phát dịch lần thứ hai vào tháng 3 tại Việt Nam lại tiếp tục trở thành tâm điểm chỉ trích của cư dân mạng sau khi xuất hiện trên tờ The New Yorker của Mỹ, trong một bài viết về chủ đề chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Cô gái này “tố” cộng đồng mạng Việt Nam không tôn trọng quyền riêng tư, “ném đá” cô chỉ vì ghét cô giàu có.
“Thử thách 24 giờ làm chó”, “đốt nhà ông ngoại”, “tắm mắm tôm”... là hàng loạt tiêu đề xuất hiện trên YouTube, mạng xã hội thu hút hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn lượt người xem.
Lâu nay, những hình thức kỷ luật cứng rắn, góp phần xây dựng nền nếp, kỷ cương trong nhà trường như “buộc thôi học”, “đuổi học” dành cho học sinh chưa thực sự mang lại hiệu quả giáo dục. Một đứa trẻ đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, khi bị lên án, kỷ luật trước đám đông sẽ bị tổn thương, ám ảnh, dễ dẫn đến tâm lý tự ti, mặc cảm.
Robot Rosa là thiết bị y tế hỗ trợ phẫu thuật thần kinh - sọ não (dân gian gọi là mổ não). Nhờ nó mà rất nhiều người bệnh được cứu sống. Nhưng cũng do nó mà nhiều bệnh nhân nghèo đành phải phó mặc cho số phận. Vì chi phí cho một ca phẫu thuật từ Robot này lên đến 23 triệu đồng.
Hai vụ bé gái tự tử sau khi cãi nhau với bố mẹ xảy ra liên tiếp tại Bắc Ninh và Đồng Nai, khiến nhiều bậc phụ huynh phải nhìn lại mình. Đây không phải câu chuyện mới trong xã hội hiện đại ngày nay. Những cái kết buồn ấy chưa bao giờ thôi nhức nhối, khi nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ với con trẻ trong gia đình.
Tục đốt vàng mã vào tháng 7 âm lịch đã có từ xa xưa với ý nghĩa tốt đẹp hướng về tổ tiên, nguồn cội. “Trần sao âm vậy”, nên đã thấy vàng mã muôn hình vạn trạng từ nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, đồ chơi trẻ em các loại, tiền đô la cho đến vô số thứ linh tinh khác. Nhiều loại vàng mã với những kiểu dáng kỳ dị khác nhau được mua để đốt, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người mua.
Chị Lan đang làm công nhân may ở một công ty ngoài thị trấn, chị đang mang thai 6 tháng. Đột nhiên chị nhận được quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ công ty.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020. Đáng chú ý, điểm trung bình môn tiếng Anh tiếp tục “đội sổ” với mức 4,58 điểm, số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 472.990 thí sinh (chiếm tỷ lệ 63,13%).
Người ta nói, đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng phụ nữ. Điều này quả không sai.
Đợt dịch Covid - 19 thứ hai xuất hiện, cả nước chung tay chống dịch, từ miền ngược tới miền xuôi. Thông điệp nhân văn này đến từ chính câu chuyện đồng bào ở các thôn bản đóng góp hỗ trợ người dân Đà Nẵng từ món quà bình dị, ấm áp tình người.
Ngày 18/8, Tòa án Nhân dân TP. Thái Bình (Thái Bình) xét xử Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ) về tội hành hung người khác. Trước đó 10 ngày (ngày 8/8), Công an Hà Nội cũng đã khởi tố, bắt tạm giam côn đồ Phú Lê về tội chỉ đạo đánh người.
Ngưng phán xét là thông điệp rất văn minh mà chúng ta vẫn thường nói với nhau trong nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội, lẫn ngoài đời thật. Thế nhưng, sự việc bệnh nhân 979 mới phát hiện bị mắc Covid-19 mới đây trở thành “mồi nhậu” cho dư luận bởi lịch trình 9 ngày liên hoan 7 cuộc một lần nữa lại cho chúng ta thấy cái văn minh chúng ta vẫn nghĩ chỉ là nửa mùa.
Sáng 10/8, thảo luận về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu đẩy nhanh tiến trình “khai tử” sổ hộ khẩu.
“Ổ dịch” Covid-19 ở Đà Nẵng đưa Việt Nam trở lại giai đoạn “đánh giặc” cam go lần 2. Theo thông tin tại cuộc làm việc trực tuyến của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đơn vị thường trực chống dịch tại Đà Nẵng ngày 1/8, trong giai đoạn xuất hiện dịch, có khoảng 11.000 người đã đến Bệnh viện Đà Nẵng. Những người này đến khám chữa bệnh, thăm và chăm sóc người nhà. Sự thật là rất nhiều những trường hợp lây nhiễm chéo.