“Bác sĩ ở Bình Thuận bật khóc khi bệnh nhân cuối cùng (bệnh nhân 36, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận) âm tính” - thông tin của nhiều cơ quan báo chí những ngày vừa qua.
Tính đến hết ngày 30/3, đại dịch Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với trên 720 nghìn người nhiễm, hơn 33 nghìn người tử vong. Nền kinh tế cả thế giới đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh này chứ không chỉ riêng quốc gia, cá nhân nào.
Cập nhật thông tin từng giờ về tình hình dịch Covid-19, chúng ta cũng không khỏi xót xa trước những hình ảnh của những “Người hùng” trên tuyến đầu chống dịch.
Giữ gìn, bảo tồn nghệ thuật cải lương giữa những làn sóng văn hóa giải trí hiện đại là vấn đề chúng ta phải đối diện nhiều năm nay. Sáng tạo, tìm ra một hướng mới cho sân khấu cải lương là một vấn đề bức thiết.
Trên truyền hình vài tháng gần đây, quảng cáo nước tăng lực hổ vằn gây nhiều tranh cãi cho khán giả, bởi lời lẽ phản cảm khi đề cập đến chuyện “phòng the” trên sóng. Quảng cáo có thời lượng 45 giây, cảnh quay là ngôi nhà của một cặp vợ chồng trẻ với trang phục đồng bào dân tộc. Trong đó, đoạn cuối của quảng cáo có cảnh quay và hội thoại là, khi người chồng nói “lên giường ngủ”, người vợ đưa nước tăng lực vẫn với câu slogan: “Mình uống đi cho khỏe”. Biểu cảm trên khuôn mặt của hai vợ chồng này cùng những câu thoại khiến người xem “đỏ mặt”.
Sau khi UBND TP.Hà Nội thông báo ca đầu tiên dương tính với virus Sars-CoV-2 và là bệnh nhân thứ 17 tại Việt Nam trong đêm 6/3, từ sáng 7/3, tại các siêu thị, các chợ dân sinh ở Hà Nội đã đông nghịt người đi mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa tích trữ. Các mặt hàng được mua nhiều nhất là thịt, cá, còn có gạo, mì tôm, trứng, dầu ăn, giấy vệ sinh… Tại khu vực thanh toán, dòng người rồng rắn kéo dài vòng quanh siêu thị.
Thế giới hiện nay có xấp xỉ 4,54 tỷ người dùng internet thường xuyên. Năm 2019, Việt Nam ghi nhận 59,2 triệu người dùng. Mạng xã hội là một thế giới đầy ắp thông tin. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để vấn đề bảo tồn, đưa văn hóa truyền thống của đất nước hội nhập.
Thời gian qua, việc xử lý vi phạm theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 gặp rất nhiều khó khăn do nhiều quy định “vênh” với thực tế. Vì thế, năm 2020 này, Quốc hội sẽ xem xét để cho ý kiến, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (gọi tắt là Dự thảo Luật).
Trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam bị sụt giảm là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là ngành Nông nghiệp. Theo đó, người nông dân vốn ở thế yếu chính là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất. Biết rằng những thiệt hại là không thể tránh, nhưng điều muốn nói là xã hội có thể chung tay gánh bớt khó khăn cho bà con.
Cuộc đời mình cũng bình thường như các bạn trẻ người Mông sinh sống ở Hua Tạt, huyện Vân Hồ (Sơn La) với đặc điểm là đất chật, toàn đồi núi, trồng ngô giỏi lắm cũng chỉ tạm no. Bố bảo, ráng học để thoát nghèo nên mình cố gắng, dù lắm khi đến lớp và bụng đói meo.
Mấy ngày qua, dư luận cả nước “sốc” trước hành vi manh động, côn đồ của nghi phạm Lê Quốc Tuấn (SN 1987), ngụ tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, chiều 29/1, sau khi bị thua bạc, Tuấn đã dùng súng AK bắn chết 4 người, 1 người bị thương tại sòng bạc thuộc ấp 5 xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Sau khi gây án, đối tượng đã cướp xe máy, bỏ trốn khỏi hiện trường.
Gần đây, hàng loạt các vụ thảm án gây bức xúc xã hội được đem ra xét xử. Ví dụ như vụ bị cáo Nguyễn Văn Đông truy sát cả nhà em trai ở Đan Phượng (Hà Nội); vụ các bị cáo ở Điện Biên bắt cóc, cưỡng hiếp và sát hại nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên, hay trước đó là vụ án bị cáo Trần Trọng Luận (24 tuổi, ở Bình Dương) bị truy tố về tội giết người và cướp tài sản đối với 3 bà cháu ở Bình Dương….
Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, thời gian vừa qua, họ đã chế tạo ra các sản phẩm từ nhựa phân hủy sinh học như túi đựng thực phẩm, cốc, bát, thìa, găng tay, ống hút nước… Các loại sản phẩm này có thể phân hủy hoàn toàn, tan trong nước hay không khí, hoặc thành các loại phân bón hữu cơ rất có ích cho môi trường.
Thời gian qua, cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an cho biết đã điều tra bắt giữ gần 100 tấn thuốc Bắc Trung Quốc không hóa đơn, nguồn gốc được ngụy trang bằng hoa quả khô để đưa vào Việt Nam tiêu thụ.
Làm nóng dư luận mấy ngày nay là việc liên quan bức phù điêu khổ lớn, kích thước tới 2x3,5m dựng ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, phố Yết Kiêu (Hà Nội). Tác giả của bức phù điêu là học viên cao học chuyên ngành điêu khắc của Trường.
Thời gian vừa qua, hàng loạt các quan chức bị phát hiện dùng bằng cấp 3 giả. Điều này đã dấy lên những lo ngại thực sự về chất lượng của cán bộ trong hệ thống bộ máy nhà nước.
Hiện nay, cả nước có 5.400 làng nghề, tạo việc làm cho 11 triệu lao động tại chỗ, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động ở nông thôn và miền núi. Như vậy, có thể nói, thời gian qua làng nghề có sự phát triển rất tích cực.
Thời gian vừa qua, dư luận xã hội rất đồng tình về việc xử lý của ngành Công an với 2 cán bộ là Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt.
Thời gian vừa qua, dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ trước vụ việc 2 cán bộ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu tham ô hơn 26 tỷ đồng chỉ trong vòng 2 năm.
Thành ngữ Việt Nam có câu “Con hơn cha là nhà có phúc”. Thế nhưng, điều quan trọng là hơn ở điểm nào?