Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Thúy Hồng (thực hiện) - 4 giờ trước

Những năm qua, từ các chính sách thiết thực dành cho vùng đồng bào DTTS cũng như những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động tích cực cho công tác bình đẳng giới vùng DTTS. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ và trẻ em. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

PV: Thưa bà, trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nào để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Triển khai thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến việc thực hiện bình đẳng giới, như Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững…

Đặc biệt, phải kể tới các chương trình, đề án cụ thể có nội dung liên quan giới, bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi như: Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025”, Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới”; Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025”…

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có một số dự án trực tiếp tác động tới mục tiêu bình đẳng giới, bao gồm lĩnh vực phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể: Dự án “Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”; dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và Tiểu dự án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi".                    

Từ các chính sách thiết thực dành cho vùng đồng bào DTTS, thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội đã tác động tích cực tới công tác bình đẳng giới vùng DTTS, tạo ra những chuyển biến nhất định trong kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

PV: Trong những năm gần đây, mặc dù nước ta đã đạt được những mục tiêu quan trọng trong công tác bình đẳng giới, tuy nhiên nhiều chỉ tiêu về y tế, lao động, việc làm vẫn còn thấp, bà đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có cam kết chính trị trong việc đảm bảo bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng như giữa các dân tộc. Hiến pháp quy định công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Sự bình đẳng không chỉ được ghi nhận trong luật pháp mà còn được cụ thể hoá thông qua các chính sách dành cho phụ nữ, góp phần đạt nhiều mục tiêu quan trọng, được coi là điểm sáng trong bức tranh bình đẳng giới của khu vực và trên thế giới.

Những thành tựu bình đẳng giới ấy có sự tác động trực tiếp tới sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ DTTS, tạo cơ hội cho phụ nữ DTTS khẳng định vị trí của mình trong phát triển kinh tế và quản lí xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giới và thúc đẩy bình đẳng giới

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa (thứ 2 bên trái) trò chuyện với các đại biểu tại Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới tổ chức tại Thái Nguyên vào cuối tháng 9
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa (thứ 2 bên trái) trò chuyện với các đại biểu tại Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới tổ chức tại Thái Nguyên vào cuối tháng 9

Ngày càng nhiều phụ nữ DTTS tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lí; phụ nữ, trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS được đi học đúng tuổi; khoảng cách giới được thu hẹp đáng kể ở từng cấp học, bậc học; tỷ lệ phụ nữ DTTS được hưởng thụ các dịch vụ y tế cũng tăng dần; phụ nữ DTTS ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ tài chính vi mô, được đào tạo nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, trên thực tế, thực trạng bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn khoảng cách khá lớn; phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng là đối tượng chịu thiệt thòi nhất. Các chỉ số về y tế, lao động, việc làm vẫn còn ở mức độ thấp, cụ thể là chỉ số về lĩnh vực y tế vẫn thuộc nhóm thấp, đứng thứ 144 trong 146 quốc gia (giảm 3 bậc so với năm 2022). Đặc biệt, theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ số về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay đang ở mức độ không cân bằng, 113,6 bé trai/100 bé gái, so với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là 111 bé trai/100 bé gái.

Về thể lực, ở một số vùng DTTS, nhất là nhóm DTTS rất ít người có thể trạng, tầm vóc hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước, nhất là một số dân tộc sống ở địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ tái mù chữ còn cao, tình trạng học sinh nữ bỏ học còn nhiều; lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng miền núi phía Bắc thấp hơn so với mức trung bình cả nước và không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng: tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Sơn La là 12%, Lào Cai là 16,2%, Yên Bái là 13,7%…

Tỷ lệ cán bộ là người DTTS trong Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn thấp. Các chỉ tiêu phụ nữ tham chính đã tiệm cận được các mục tiêu đặt ra, nhưng chủ yếu ở các vị trí tham mưu, cấp phó; vị trí lãnh đạo vẫn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng. Theo thống kê 9 nhóm nghề nghiệp, người DTTS làm “lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” chiếm tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 5% và đa phần trong số này là nam giới với 71,8% và nữ giới chỉ có 28,2%.

Các chính sách trực tiếp và gián tiếp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực các DTTS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đủ nguồn lực để phát triển. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chưa có sự lồng ghép chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao, nhất là các chương trình về văn hóa, giáo dục, đào tạo, dân số có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực...

Cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS
Cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS

PV: Theo bà, trong thời gian tới cần tăng cường những giải pháp gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Để tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ DTTS phát triển, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới khu vực này cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS nhằm cải thiện đời sống kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong từng lĩnh vực cụ thể, cần đề ra những chính sách ưu tiên, mở rộng cơ hội để phụ nữ DTTS có thể tham gia học tập ở nhiều loại hình, phương thức đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực, bao gồm cả trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…

Đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, cần đổi mới chính sách giáo dục - đào tạo; xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho học sinh, sinh viên là người DTTS theo từng cấp học, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn và dân tộc rất ít người; tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng trường phổ thông dân tộc nội trú; mở rộng các khoa dự bị đại học trong các trường đại học cho người DTTS; nghiên cứu cơ chế, chính sách cử tuyển dành cho con em các DTTS vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng DTTS.

Đồng thời bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định bình đẳng giới, có thái độ, hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, ngược đãi, bạo hành, làm tổn thương phụ nữ và trẻ em gái DTTS.                                      

Đặc biệt cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; kiên trì đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bình đẳng giới tại vùng DTTS bằng nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào…

Trân trọng cảm ơn bà!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
250 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024

250 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024 (Ban Chỉ đạo Đại hội) tổ chức Họp báo thông tin về các hoạt động của Đại hội đến các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương. Ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Dân tộc TP. Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024, chủ trì buổi họp báo.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 22/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Hội thi sáng kiến truyền thông về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024.
250 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024

250 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 22/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024 (Ban Chỉ đạo Đại hội) tổ chức Họp báo thông tin về các hoạt động của Đại hội đến các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương. Ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Dân tộc TP. Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024, chủ trì buổi họp báo.
Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Chương trình 1719 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Thuận Nam là một trong những địa phương giàu bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Nhiều năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp luôn quan tâm huy động các nguồn lực chăm lo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các DTTS sinh sống ở địa phương. Đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nguồn hỗ trợ đầu tư từ Chương trình đã tạo động lực để huyện thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch.
Khát vọng khởi nghiệp ở vùng cát trắng Chu Lai

Khát vọng khởi nghiệp ở vùng cát trắng Chu Lai

Khởi nghiệp - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Mang trong mình hoài bão khởi nghiệp, làm đổi thay cho quê hương cát trắng Chu Lai (huyện Núi Thành, Quảng Nam), chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Vũ quyết tâm khởi nghiệp bằng những sản phẩm nông nghiệp, dược liệu có giá trị. Để rồi hôm nay có được cơ ngơi hơn 10.000 mét vuông trang trại trồng nấm cùng những sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao trên vùng đất cát gian khó này, ít ai biết "ông" chủ này đã phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, tư duy lao động sản xuất đến nhường nào.
Bình Dương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối vùng

Bình Dương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối vùng

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Dù còn gặp phải nhiều khó khăn, nhưng trong 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn tăng 7,05% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại. Thời gian tới, tỉnh sẽ nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng...
Phát triển "Báu vật" của rừng

Phát triển "Báu vật" của rừng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước. Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở Lạc Sơn. Phát triển "Báu vật" của rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có

Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 4 giờ trước
Những năm qua, từ các chính sách thiết thực dành cho vùng đồng bào DTTS cũng như những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động tích cực cho công tác bình đẳng giới vùng DTTS. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ và trẻ em. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Khởi sắc vùng DTTS Nghệ An nhìn từ hạ tầng cơ sở

Khởi sắc vùng DTTS Nghệ An nhìn từ hạ tầng cơ sở

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Vương Trang - 5 giờ trước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ thể sống chứ không phải thần thánh, không phải tự nhiên có mà do chính Nhân dân và tổ chức xây dựng nên…”. Thấm nhuần lời Bác, công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ luôn được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Phong Thổ (Lai Châu) quan tâm chú trọng. Trong đó, địa phương đã xác định rõ những khó khăn, rào cản trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo lớp đảng viên trẻ kế cận đội ngũ cán bộ tương lai ở khu vực biên giới để có giải pháp phù hợp.