Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang: "Không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc..."

Vũ Mừng - 17:00, 25/03/2025

Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay ngay vào công việc, bảo đảm vận hành thông suốt, liên tục ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang xung quanh vấn đề này.

Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp

Thưa bà, xin bà cho biết cơ cấu tổ chức của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang hiện nay?

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Tôn giáo từ Sở Nội vụ tỉnh. Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang có 4 phòng chức năng gồm: Văn phòng, Phòng Chính sách, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp và Phòng Quản lý Tín ngưỡng, tôn giáo. Sở có 28 biên chế với 26 công chức và 02 cán bộ hợp đồng theo Nghị định số 111.

Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ mới, Sở Dân tộc và Tôn Giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ như thế nào, thưa bà?

Ngoài nhiệm vụ được giao là cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Trước yêu cầu đòi hỏi cao hơn về vai trò, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao này, lãnh đạo Sở và tập thể công chức, cán bộ của Sở xác định nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Cùng với đó, Sở đã sắp xếp cơ sở vật chất, bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức phát huy năng lực, sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là đối với các công chức chuyển từ Sở Nội vụ sang.

Nhiệm vụ trọng tâm trong những ngày làm việc đầu tiên của Sở, là xây dựng chương trình công tác năm 2025; kiện toàn các phòng, ban, sắp xếp đội ngũ cán bộ đảm bảo mọi hoạt động diễn ra liên tục, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc, đúng theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Sở đã phân công 01 lãnh đạo Sở phụ trách theo dõi trực tiếp.

Ông Trần Đức Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang (áo trắng, bên phải) thăm hỏi, động viên người dân xã Nam Sơn, huyện Hoàng Su Phì là đối tượng thụ hưởng chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021-2025
Ông Trần Đức Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang (áo trắng, bên phải) thăm hỏi, động viên người dân xã Nam Sơn, huyện Hoàng Su Phì là đối tượng thụ hưởng chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021-2025

Riêng đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021-2025, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai chương trình 2025; làm việc với các địa phương, đơn vị để nắm bắt khó khăn, vướng mắc kịp thời tham mưu cấp thẩm quyền giải quyết, đẩy nhanh tiến độ giải ngân…

Đồng thời, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn sự nghiệp, chuyển nguồn vốn chưa giải ngân hết; Đánh giá kết quả giải ngân vốn ngân sách Trung ương và rà soát, tổng hợp, đề xuất nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021-2025.

Xin bà cho biết về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn Hà Giang hiện nay?

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay có 19 dân tộc cùng chung sống, với nhiều tín ngưỡng dân gian và 3 tôn giáo đã được Nhà nước cho phép hoạt động gồm: Phật giáo, Tin Lành và Công giáo, với hơn 33 ngàn tín đồ. Đồng thời, tỉnh Hà Giang hiện có 124 cơ sở tín ngưỡng (Đình, Đền, Miếu,...), trong đó: 17 cơ sở đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia; 35 cơ sở đã được ngành văn hóa đưa vào danh mục kiểm kê di tích.

Người dân địa phương thực hiện nghi thức cúng lễ tại Miếu Ông - Miếu Bà trong Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang năm 2024
Người dân địa phương thực hiện nghi thức cúng lễ tại Miếu Ông - Miếu Bà trong Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang năm 2024

Những năm qua, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định, tuân thủ, chấp hành đúng quy định của pháp luật, hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích của các tổ chức tôn giáo. 

Quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo ngày càng cởi mở, gắn bó, tạo được sự đồng thuận trong chức sắc, chức việc yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa… thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”, làm tròn nghĩa vụ công dân. 

Đồng thời, các tổ chức tôn giáo tích cực phối hợp với chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng trong đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

Trân trọng cảm ơn bà!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 12/05/2025
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:34, 12/05/2025
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2025.
Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Minh Anh-Nguyễn Thắng - 18:33, 12/05/2025
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 18:32, 12/05/2025
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 18:18, 12/05/2025
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 17:51, 12/05/2025
Khai giảng ngày 23/4 tại bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice - “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng 12/5/2025.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 17:25, 12/05/2025
Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì Lễ đón.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 16:59, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 16:58, 12/05/2025
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 16:47, 12/05/2025
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).