Trong vùng DTTS và miền núi, hương ước, quy ước thôn, bản có vai trò là thiết chế tự quản của cộng đồng, hỗ trợ đắc lực cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư. Đặc biệt, việc thực hiện nghiêm những quy ước, hương ước, còn đang góp phần tăng thêm tinh thần cố kết cộng đồng, cũng như thay đổi nếp sống của đồng bào…
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý (TGPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Sở Tư pháp) quan tâm thực hiện. Qua đó, giúp đồng bào nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, biết cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Sáng 25/9, Đoàn công tác Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng làm Trưởng đoàn, thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng từ sau Đại hội đến nay.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) không còn biết nghe và nói tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là thực tế buồn, cho thấy lòng tự tôn và tình yêu văn hóa dân tộc ở một bộ phận giới trẻ đang giảm sút. Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có bảo tồn tiếng nói, chữ viết. Việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho giới trẻ người DTTS, không chỉ phụ thuộc vào ý thức tự thân, tự lực của mỗi cá nhân, mà của cả cộng đồng dân tộc.
Làm sao để di dời các hộ dân sinh sống trong rừng đặc dụng, ngăn chặn người dân cơi nới, mở rộng diện tích xâm lấn đất rừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng bất hợp pháp là bài toán đang được các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực tìm lời giải. Hiện, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.
Xã hội -
PV -
16:36, 28/08/2021 Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của người dân khu vực miền núi, là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) và rút ngắn khoảng cách vùng miền.
Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, khóa học sinh khối 12 nội trú cuối cùng của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) cấp 2, 3 tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước đột phá ấn tượng khi vươn lên đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng điểm thi tốt nghiệp các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Với việc tăng 18 bậc trong bảng xếp hạng so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Trường đã có bước đột phá ấn tượng, khẳng định chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Xã hội -
Văn Hoa -
19:40, 12/08/2021 Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Vĩnh Phúc đang quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát động Phong trào “Công nhân lao động Vĩnh Phúc chung sức cùng chính quyền trong phòng, chống dịch Covid-19, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh".
Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến thị trường lao động, việc làm, vì vậy, để thích ứng với tình hình dịch bệnh trong thời điểm hiện tại, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động triển khai đào tạo bằng hình thức trực tuyến; đổi mới sáng tạo trong đào tạo, hướng nghiệp gắn với giải quyết việc làm và theo nhu cầu của xã hội… Qua đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tốt vai trò, trách nhiêm tiên phong, gương mẫu trong vùng đồng bào DTTS. Tiêu biểu như ông Lưu Văn Hữu, dân tộc Sán Dìu, Người có uy tín ở thôn Đại Quang, xã Ngọc Thanh (TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc), luôn được người dân tin tưởng, tín nhiệm nghe theo. Đặc biệt, ông là người có công lớn trong vận động đồng bào thay đổi tư duy phát triển kinh tế, tổ chức cuộc sống gia đình; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Xã hội -
PVCĐ -
19:22, 25/05/2021 Hơn 50.000 sản phẩm sữa tươi được Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) kịp thời trao tặng tới các điểm bệnh viện, trường học bị cách ly và các chốt kiểm dịch trong tâm dịch Covid-19 tại các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Sơn La, tiếp sức cho người dân và lực lượng tuyến đầu đang căng mình chống dịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định tổ chức Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc năm 2021. Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 15 đến hết 18/4 tại Đền Chân Suối, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cuối năm 2020, HĐND tỉnh Vĩnh phúc đã ban hành Nghị quyết số 12/2020 về “Hỗ trợ đối với Nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Câu lạc bộ (CLB) dân ca tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 – 2025” (gọi tắt là Nghị quyết 12). Nghị quyết được kỳ vọng là giải pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của các CLB, nghệ nhân đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, tại một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều Hợp tác xã (HTX) được thành lập, nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa các cơ sở sản xuất, quy mô hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần giữ gìn và phát triển giá trị các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Những năm qua, với việc triển khai hiệu quả Chương trình 135, vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh Vĩnh Phúc đã ngày càng khởi sắc. Hàng nghìn hộ dân đã được hưởng lợi, tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm…
Trước thực trạng thế hệ trẻ dân tộc Sán Dìu không biết nói và hát soọng cô, những người cao niên trong Câu lạc bộ Soọng cô Trung Mầu, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực, tâm huyết truyền dạy hát, dạy nói cho các lớp thanh niên, học sinh nhằm gìn giữ hồn cốt văn hóa của dân tộc.
Hơn 15 năm được bầu làm Bí thư Chi bộ thôn, ông Lưu Văn Chương, sinh năm 1966, dân tộc Sán Dìu, thôn Quang Minh, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động xây dựng và phát triển địa phương, cùng đồng bào chia sẻ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống.
Vừa qua (24/11) cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ án “Trộm cắp tài sản” trên địa bàn. Theo đó, lực lượng chức năng đã khởi tố 4 bị can gồm: Nguyễn Văn Bình, SN 1986, trú tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên; Nguyễn Tích Đại, SN 1990, trú tại xã Định Trung, TP. Vĩnh Yên; Phùng Văn Hữu, SN 1995, ở Đại Đình, huyện Tam Đảo và Phùng Văn Hai, SN 1993, ở xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò thịt, bò sữa chất lượng cao trên địa bàn năm 2021, với tổng kinh phí thực hiện là 20.090 triệu đồng.
Ẩm thực -
Văn Hoa -
11:05, 01/11/2020 Đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc sinh sống ở vùng đất trung du bán sơn địa nên nghệ thuật ẩm thực rất phong phú và đa dạng. Các món ăn vừa mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng, vừa mang hương vị của miền sơn cước.