Để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 27/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến-đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, đã tiếp xúc cử tri tại hai xã Đông Thọ và Sơn Nam của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, vùng Thài Khao, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nổi lên với nhiều toán cướp hoành hành. Đời sống bà con người Mông, Dao nghèo đói với tệ nạn cờ bạc và hủ tục. Lý Văn Quyền khi ấy 30 tuổi được bầu làm trưởng thôn và hành trình đưa Thài Khao bước qua màn sương mù thoát khỏi cuộc sống đói nghèo bắt đầu từ đấy…
Thực hiện Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Tuyên Quang đã từng bước đưa Nghị quyết vào thực tiễn. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Tiến Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Tuyên Quang xung quanh vấn đề này.
Những ngày này, người dân thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đứng ngồi không yên do kẻ xấu liên tục phá hoại cây trồng. Hiện tượng có xu hướng lan rộng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
“Mỗi đơn vị máu có thể cứu được 3 người, việc hiến máu cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe nên bản thân mình chỉ mong được khỏe mạnh để tiếp tục hiến máu tình nguyện...”. Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Huyền, SN 1988, Bí thư Chi đoàn 20, phường Tân Hà, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Mở đầu câu chuyện, anh Trưởng thôn Ma Quang Thọ, thôn Trung Tâm, xã Minh Dân (Hàm Yên, Tuyên Quang) ví von như vậy khi giới thiệu “công trình” của bà con vùng cam với chúng tôi. Và chỉ 5 phút sau, trên đỉnh đồi những sọt cam bám dây cáp từ từ “hạ cánh” xuống chân núi. “Mỗi chuyến đi cáp treo vận chuyển được 4-5 tạ, một ngày khoảng hơn 10 tấn cam xuống núi”. Anh Thọ hào hứng khoe thành quả khiến chúng tôi càng thích thú khám phá hệ thống cáp treo đang dần thịnh hành ở đất cam này.
Điện về, những người dân thôn Khuổi Trang, Khuổi Củng, xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) vỡ òa trong niềm vui, phấn khởi. Sau hơn 1 năm có điện, cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều đổi thay nhanh chóng.
Vừa qua, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, trên địa bàn huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã xảy ra mưa to làm nước lũ đổ về đột ngột khiến cho 19 hộ nuôi cá lồng ở các xã Đà Vị, Yên Hoa, Khâu Tinh bị mất trắng, thiệt hại ước tính trên 12 tỷ đồng. Trước thực tế này, các hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại đã chủ động triển khai nhiều giải pháp khắc phục khó khăn tái sản xuất.
Tuyên Quang những ngày đầu tháng 7 với cái nắng nóng đỉnh điểm nhất mùa hè. 100 con bò giống vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang trao cho 100 hộ đồng bào DTTS nghèo tại xã Yên Lâm, Minh Hương (huyện Hàm Yên), xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn), tỉnh Tuyên Quang… Niềm vui lan tỏa trên từng khuôn mặt khắc khổ, ướt đẫm mồ hôi.
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tuyến cơ sở. Các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư xây dựng khang trang, đội ngũ y, bác sĩ không ngừng rèn luyện y đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Sinh năm 1982, năm nay 36 tuổi, 9 năm tuổi Đảng anh Hoàng Văn Tài, Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang luôn tận tụy trong vai trò, trách nhiệm của mình với cuộc sống của người dân. Những năm qua, cùng với việc vận động bà con trong thôn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, anh Tài còn tích cực tuyên truyền vận động đồng bào Khuổi Phầy tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ở thôn 7 Thống Nhất, xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang), các cán bộ, đảng viên đã tích cực vận động nhân dân đoàn kết, đồng lòng đóng góp công sức, tiền của xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang gắn với sân thể thao.
Trường học khang trang, môi trường vệ sinh sạch sẽ là một trong những điều kiện để đảm bảo sức khỏe của giáo viên và học sinh, nhằm tăng cường chất lượng giáo dục. Những năm qua, bên cạnh việc xây dựng trường lớp, trang thiết bị phục vụ giảng dạy trong các trường học, ngành Giáo dục Tuyên Quang đặc biệt chú trọng đầu tư các công trình vệ sinh, đảm bảo môi trường sạch, đẹp.
Thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn, Tuyên Quang) đa phần là đồng bào Mông sinh sống. Vì vậy, những phong tục, bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây vẫn được giữ gìn và phát triển, trong đó có tiếng khèn là đặc trưng của người con trai Mông.
Nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây chè theo hướng hàng hóa, những năm gần đây, người dân thôn Liên Phương, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã hình thành và phát triển nghề sản xuất, chế biến chè.
Tích cực triển khai Đề án sắp xếp lại điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021, đến nay, ngành Giáo dục Tuyên Quang đã bước đầu ghi nhận một số kết quả nhất định.
Để hỗ trợ Người có công với cách mạng, thời gian qua, các địa phương trên cả nước đã triển khai chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg.
Những năm qua, mía được xem là cây trồng chủ lực của tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, những mùa vụ gần đây, không ít người trồng mía đang tỏ ra chán nản, muốn bỏ cây mía để chuyển sang trồng các loại cây khác.
Xã Kim Phú (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hiện có trên 40 mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu lãi từ 100 đến 500 triệu đồng.
Thời gian qua, các hoạt động trải nghiệm (xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt…) được các trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chọn lựa thực hiện. Từ đó, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham gia trải nghiệm.