Kinh tế -
Mai Hương -
18:23, 13/10/2021 Trong thời gian qua, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn. Chị Trương Thị Diệu Linh, dân tộc Thổ ở Chi hội Phụ nữ xóm Tân Mùng, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp là một điển hình.
Đakrông là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, với 82% dân số là đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều. Huyện có 9/12 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thoát nghèo bền vững là mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đakrông đang hướng đến.
Từ bỏ thói quen thả rông gia súc, những năm gần đây, người dân tại các huyện vùng cao Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang) thực hiện chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng vỗ béo. Việc chăn nuôi trâu, bò vỗ béo thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mở ra hướng thoát nghèo cho người dân.
Nhờ mạnh dạn vay vốn nuôi bò 3B, Y Nem sinh năm 1993, người dân tộc Ê Đê ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã thoát nghèo. Từ đây mở ra hướng lập nghiệp mới cho nhiều thanh niên DTTS.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho hội viên là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Hội Phụ nữ tỉnh, các chi, Hội cơ sở quan tâm, chú trọng. Hàng nghìn phụ nữ DTTS được tiếp cận với các chương trình dạy nghề, từ đó giúp nhiều chị em có việc làm ổn định, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và ngoài xã hội.
Nằm cách trung tâm xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải 20 km, Pú Vá là 1 trong 3 thôn khó khăn nhất của xã xa nhất tỉnh Yên Bái, với 74 nóc nhà người Mông nằm chênh vênh trên sườn núi, không có điện thắp sáng, đường vào tận cùng gian nan. Vì vậy, để giải được bài toán thoát nghèo nơi đây thực sự không hề dễ dàng.
Kinh tế -
Lê Hải -
17:58, 12/09/2021 Với nhiều cách làm sáng tạo, tư duy đổi mới trong liên kết sản xuất, đảng viên Vàng Thống Cáo, dân tộc Bố Y ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã quyết tâm tiên phong trong phát triển bền vững nghề trồng rau sạch và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Với cách làm nay đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.
Kinh tế -
Lê Hường -
14:44, 05/09/2021 Nhờ tiếp cận được nguồn Quỹ hỗ trợ Nông dân (HTND), nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, đã từng bước ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế. Huyện hiện có 17 dự án được vay vốn từ Quỹ HTND, với tổng vốn 5,3 tỷ và tất cả các dự án đều đang phát triển tốt, có hiệu quả tích cực.
Qua 10 năm đi vào đời sống, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo của tỉnh Gia Lai.
Thôn Hin Đăm, xã Kiên Mộc, trước đây là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của huyện Đình Lập. Nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng đã góp phần thay đổi bộ mặt của thôn.
Kinh tế -
Đông Xuyên -
07:24, 27/08/2021 Những năm gần đây, dịch bệnh thường xuyên xuất hiện ở các loại gia súc, gia cầm, đặc biệt là lợn gây nhiều thiệt hại. Thêm vào đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm gián đoạn thời gian chăn nuôi, thu hoạch của người nông dân. Vì thế, chăn nuôi đại gia súc (bò sữa, bò thịt, trâu…) được xem là hướng đi tạo đột phá trong phát triển kinh tế đối với vùng DTTS và miền núi.
Kinh tế -
Thiên An -
15:13, 20/08/2021 Sông Nghinh Tường là phụ lưu của sông Cầu, còn được người dân tại xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên gọi bằng một cái tên rất lạ - sông Bốc. Hơn 20 năm qua, nhờ khai thác hiệu quả khu đất bãi màu mỡ dọc bờ sông Bốc mà đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có cuộc sống đầy đủ ấm no.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
19:57, 06/08/2021 Xồng Bá Lẩu còn rất trẻ. Thế mà cậu được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An). Không chỉ làm ăn giỏi, Lẩu còn giúp bà con cùng nhau thoát nghèo. Vì thế mà mọi người trân quý gọi cậu là "Tì lầu Lẩu" – tiếng Mông có nghĩa là anh Lẩu.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, ở thôn Làng Chảng, xã vùng cao Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trước đây là hộ nghèo. Nay gia đình chị đã vươn lên thành hộ khá giả trong thôn. Có được thành quả này, là nhờ sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó và nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) phù hợp với đồng đất Cốc Lầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Kinh tế -
Hoàng Hà Thế -
15:10, 30/07/2021 Đức Bình Đông - xã miền núi thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã mạnh dạn chuyển đổi giống sắn (mì) mới KM419 thay cho giống sắn lâu năm. Chính việc thay đổi giống cây trồng mới đã mang lại hiệu quả không những góp phần tăng thu nhập cho người dân, nâng cao giá trị cây sắn KM419, mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững.
Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt là Quyết định 2085). Thực hiện Quyết định này, hàng nghìn hộ nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) "về đích" nông thôn mới (NTM) năm 2020; toàn xã có 6 thôn thì có 5 thôn đạt chuẩn, trừ thôn Bản Phải, dù rằng đây là thôn có điều kiện kinh tế khá nhất của xã. Nguyên nhân là do thôn còn chưa đạt tiêu chí về an ninh trật tự. Cũng tại thôn này, người dân luôn tụ tập đòi chính quyền đưa thôn trở lại thôn vùng III, không chịu thoát nghèo chỉ vì chiếc thẻ bảo hiểm y tế.
Ông Thăng Văn Báo sinh năm 1962, người dân tộc Sán Dìu, hiện đang là trưởng thôn Muối, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Gia đình ông Báo là một điển hình về hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Không những vậy, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của ông, giờ đây người Sán Dìu ở thôn Muối đã thoát đói nghèo, lạc hậu.
Kinh tế -
Lê Vũ – Bảo Trần -
20:29, 30/06/2021 Những năm qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tập trung nhiều chương trình đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào dân tộc Chơ Ro đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vươn lên thoát nghèo, một số hộ đã trở nên khá giả.
Kinh tế -
Khuất Linh -
12:05, 24/06/2021 Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), nhiều chị em phụ nữ DTTS ở huyện vùng cao Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi hiệu quả. Không ít chị em đã xây dựng được cho mình những mô hình kinh tế phù hợp, tạo nguồn sinh kế lâu dài ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay trên đồng đất quê hương...