Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai các nội dung của Dự án 7 về Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Theo đó, sau hơn 3 năm trển khai, bước đầu đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, nhất là tỷ lệ phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em đã cải thiện đáng kể. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế về những hoạt động và kết quả đã đạt được từ việc triển khai thực hiện Dự án 7 này.
Vừa qua, Ban Chỉ đạo Dự án 7 (Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025) xã Phú Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức buổi sinh hoạt CLB phòng chống suy sinh dưỡng trẻ em tại cụm số 4 (thôn Bản Ho).
Sức khỏe -
Phạm Tiến -
09:26, 09/07/2024 Theo số liệu rà soát, năm 2023 trẻ em dưới 5 tuổi người DTTS ở Thừa Thiên Huế suy dinh dưỡng chiếm đến 18%. Đây là con số đáng báo động, đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với các cấp chính quyền vùng đồng bào DTTS và miền núi, các ngành chức năng trong công tác nâng cao thể trạng và chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS.
Media -
BDT -
17:00, 02/12/2023 Trên thế giới, Việt Nam là 1 trong số 34 quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với gánh nặng suy dinh dưỡng. Thông tin từ Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 230 nghìn trẻ em Việt Nam bị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng, trong đó có khoảng 50 nghìn ca là người DTTS. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ bình thường, đủ dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vùng DTTS và miền núi vẫn đang chiếm tỷ lệ cao so với trung bình cả nước. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Suy dinh dưỡng ở vùng DTTS và miền núi: Còn nhiều thách thức.
Sức khỏe -
Thúy Hồng -
11:42, 29/11/2023 Chiều 28/11, Viện Dinh dưỡng đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023.
Kinh tế gia đình khó khăn, kiến thức về dinh dưỡng còn hạn chế, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng như tỷ lệ sinh con tại nhà còn cao,… là những nguyên nhân trực tiếp khiến các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi khó cải thiện về dinh dưỡng cho người dân. Việc nhận diện những rào cản này là để các địa phương quyết tâm hơn trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo về dinh dưỡng.
Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, tỉnh Gia Lai đã triển khai các chương trình và thực hiện nhiều giải pháp, trong đó Gia Lai đang tích cực triển khai Dự án 7 chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng - chống SDD trẻ em. Đây là 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719)
Những năm qua, mặc dù công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em tại tỉnh Gia Lai được chú trọng. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân và tỷ lệ SDD thể thấp còi cao so với mức trung bình của cả nước. Thực tế này, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân toàn tỉnh trong thời gian tới.
Tình trạng suy dinh dưỡng gây áp lực lên việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến năm 2030 mà Việt Nam cam kết. Do đó, việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em ở vùng đồng bào DTTS và miền núi cần được xem là vấn đề cấp bách, từ đó huy động nguồn lực và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Sức khỏe -
Thúy Hồng -
15:22, 30/06/2023 Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 do Bộ Y tế triển khai sẽ diễn ra từ ngày 1 - 7/10/2023, tại 51 tỉnh thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Trung tâm Y tế huyện Yên Thế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang đang tổ chức 2 lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, các hoạt động dinh dưỡng cho các cán bộ mạng lưới dinh dưỡng huyện Yên Thế (Bắc Giang)
Xã hội -
Trang Diệp -
12:59, 20/10/2022 Những năm gần đây, tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được cải thiện; tuy nhiên ở một số địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, tỷ lệ SDD ở trẻ em vẫn còn cao. Với việc triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình “Không còn nạn đói đến năm 2025”, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực nâng cao tầm vóc của trẻ, nhất là trẻ em người DTTS.
Sức khỏe -
Vân Khánh -
09:00, 02/12/2022 Xóa bỏ tất cả các dạng đói và suy dinh dưỡng đến năm 2030, bảo đảm cho mọi người, đặc biệt là trẻ em có đủ thực phẩm và dinh dưỡng (mọi lúc, mọi nơi) là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam cam kết thực hiện. Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình hành động quốc gia “không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 đã và dang tác động làm thay đổi nhận thức về dinh dưỡng của người dân để hướng tới mục tiêu này.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài. Trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo nhất có nguy cơ bị còi cọc cao gấp 3 lần so với trẻ em từ các hộ gia đình khá giả hơn, vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc nơi có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) là khu vực có tỉ lệ cao nhất.
Sức khỏe -
Vân Khánh -
09:00, 25/11/2022 Ngân hàng thế giới cho rằng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng sẽ góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững thông qua việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện thể chất, phát triển nhận thức, tăng hiệu quả học tập và cải thiện sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong. Đây là khuyến nghị cần được lưu ý đặc biệt trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tam Đảo là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS khá cao so với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, cùng với việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững, huyện luôn chú trọng triển khai các chương trình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ, nhất là trẻ em DTTS, nhằm giúp các em nâng cao thể chất.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, giai đoạn 2021 – 2030, cùng với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng thì các cấp ngành, địa phương cần tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng thời cần thiết tiến tới “luật hóa” vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao.
Xã hội -
Vân Khánh -
15:55, 23/11/2022 UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương liên quan, lồng ghép nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với kế hoạch thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói” trên địa bàn tỉnh.
Xã hội -
Vân Khánh - CĐ -
14:23, 01/12/2021 Dưới tác động của thiên tai, nguy cơ gia tăng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD), đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm sau thiên tai, đòi hỏi phải có những mô hình sản xuất nông nghiệp bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm tại chỗ, đáp ứng đủ chất dinh dưỡng.