Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giảm nghèo về dinh dưỡng bắt đầu từ nhận thức

Vân Khánh - 09:00, 02/12/2022

Xóa bỏ tất cả các dạng đói và suy dinh dưỡng đến năm 2030, bảo đảm cho mọi người, đặc biệt là trẻ em có đủ thực phẩm và dinh dưỡng (mọi lúc, mọi nơi) là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam cam kết thực hiện. Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình hành động quốc gia “không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 đã và dang tác động làm thay đổi nhận thức về dinh dưỡng của người dân để hướng tới mục tiêu này.

Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng góp phần thay đổi nhận thức của người dân về dinh dưỡng. (Trong ảnh: "Cán bộ Hội Phụ nữ Yên Bái hướng dẫn chị em đa dạng dinh dưỡng cho gia đình bằng các cây, con tự nuôi, trồng - Ảnh: TL)
Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng góp phần thay đổi nhận thức của người dân về dinh dưỡng. (Trong ảnh: "Cán bộ Hội Phụ nữ Yên Bái hướng dẫn chị em đa dạng dinh dưỡng cho gia đình bằng các cây, con tự nuôi, trồng - Ảnh: TL)

Cam kết xóa bỏ nạn đói dinh dưỡng

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tại thời điểm năm 2020, Việt Nam là 1/34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em; đáng chú ý là tình trạng SDD thấp còi ở trẻ em. Hiện, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam vẫn trên 22%, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là 29,8%. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD ở nhóm DTTS rất ít người còn ở mức cao. Trong đó dân tộc Chứt là 40%, Si La: 21,7%; Bố Y: 35%; La Ha: 20%, Brâu, Rơ Măm: 29,87%; Ơ đu: 12%; Lô Lô: 16,91%.

Để góp phần cải thiện tình trạng SDD ở trẻ em, ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình). Chương trình đặt mục tiêu bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên Hợp Quốc. Chương trình có 5 nhiệm vụ chính và được thiết kế thành 2 giai đoạn (2018 - 2021 và 2022 - 2025) nhằm tích hợp, gắn kết hài hòa giữa các nội dung để các bộ, ngành, địa phương lồng ghép và triển khai.

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Chương trình được tổ chức ở Tp. Thái Nguyên ngày 24/11/2022, ông Vũ Ngọc Huyên - Phó Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam khẳng định, Chương trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững về xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển bền vững của Việt Nam.

“Sự phù hợp trước hết là địa bàn thực hiện Chương trình là các tỉnh có huyện nghèo, xã khu vực II, III vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng như có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so với bình quân cả nước", ông Huyên cho biết.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), qua hơn 3 năm thực hiện (2018 - 2021), Chương trình đem lại hiệu quả rõ ràng cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân các vùng khó khăn. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương đã xây dựng được 24 mô hình điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tại 18 tỉnh (16 dự án từ nguồn vốn của Bộ và 8 dự án từ nguồn vốn của địa phương).

Đồng thời, từ 2019 đến hết 2021, Bộ NN&PTNT đã giao cho các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các địa phương đào tạo được 51 lớp tại 29 tỉnh với số lượng gần 2.000 người người cho lực lượng cán bộ và người dân tham gia thực hiện Chương trình (29 lớp tập huấn cho cán bộ với gần 1.000 học viên và 22 lớp tập huấn cho người dân với 845 học viên).

“Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi”, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh giá.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.

Thay đổi từ nhận thức

Việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025, với nòng cốt là triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được cải thiện, hiện giảm xuống còn 19,6%, chuyển từ mức cao sang mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn của Chương trình, từ những kết quả của giai đoạn 2018 - 2021, thời gian tới cần tiếp tục nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng.

“Giai đoạn 2022 - 2025, nên tiếp tục xây dựng một số dự án nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng từ nguồn Bộ NN&PTNT ở các tỉnh chưa có dự án điểm của giai đoạn trước. Ngoài ra, ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần triển khai 3 - 5 dự án nông nghiệp bào đảm dinh dưỡng, làm cơ sở để mở rộng ra các năm tiếp theo”, ông Trung khuyến nghị.

Theo chuyên gia Ma Quang Trung, Chương trình không có nguồn kinh phí riêng mà phần lớn được thực hiện qua huy động, phân vốn, lồng ghép với các hoạt động của các chương trình, dự án có liên quan khác, như: Nguồn giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xây dựng nông thôn mới… Do đó, hiệu quả phụ thuộc vào nhận thức và mức độ ưu tiên chính sách của từng Bộ, ngành và địa phương.

“Mục tiêu của Chương trình “Không còn nạn đói” là cam kết chung của quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG2. Vì vậy, cần có quá trình xem xét, chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về cơ chế lồng ghép để tối đa hóa các nguồn lực cho Chương trình, đặc biệt là các Chường trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình mang tính cam kết toàn cầu”, ông Trung đề nghị.

Ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn của Chương trình chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.
Ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn của Chương trình chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.

Đồng quan điểm, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ông Vũ Ngọc Huyên cho rằng, do không có kinh phí độc lập nên nhiều địa phương chưa chú trọng bố trí nguồn lực và con người để tổ chức thực hiện Chương trình. Hơn nữa, hiện vẫn còn thiếu cơ chế lồng ghép các nhiệm vụ của Chương trình “không nạn đói” với các chương trình khác, nhất là 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

“Một khó khăn nữa là hiện nhận thức của cấp ủy và chính quyền cơ sở về nạn đói về dinh dưỡng và Chương trình “Không nạn đói” vẫn chưa đầy đủ. Hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng của nông dân còn hạn chế nên ngoài trồng lúa, nhiều người không biết tận dụng đất sản xuất để trồng thêm hoa màu, trái cây... để cải thiện vi chất dinh dưỡng”, ông Huyên cho biết.

Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam khuyến nghị, để tiếp tục giảm nghèo về dinh dưỡng, trong thời gian tới cần phát huy những điểm mạnh, năng lực vốn có và thành công của cộng đồng để xây dựng, nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng phù hợp với các nguồn lực sẵn có. Đồng thời phát triển nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng theo hướng vận động từ bên trong ra, dựa vào nội lực trước khi tìm kiếm các hỗ trợ từ bên ngoài, liên kết nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, sau khi thực hiện dự án nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, trẻ dưới 24 tháng tham gia trong các câu lạc bộ dinh dưỡng đều tăng cân với mức tăng trung bình là 0,64 kg, tăng chiều cao trung bình 1,6 cm; trong số đó trẻ ở Lào Cai có mức cải thiện tốt nhất. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cả 3 thể đã có xu hướng giảm ở tất cả các mô hình: Thể nhẹ cân giảm trung bình 1,7%, thấp còi giảm 3,3%, gầy còm giảm 8,1%...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiểm soát thực phẩm chức năng: Quản lý chặt đi đôi với nhận thức của người tiêu dùng

Kiểm soát thực phẩm chức năng: Quản lý chặt đi đôi với nhận thức của người tiêu dùng

Trước tình hình một loạt sai phạm trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán, quảng cáo một số loại thực phẩm chức năng không đúng sự thật và nguồn gốc, Bộ Y tế đã ban hành văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi buôn bán, sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, kém chất lượng.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Người có uy tín Trà Văn Có: Xây dựng tộc họ khuyến học

Người có uy tín Trà Văn Có: Xây dựng tộc họ khuyến học

Gương sáng giữa cộng đồng - Thái Sơn Ngọc - 17:35, 15/06/2025
Tại thôn Trà Nô, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, ông Trà Văn Có là Người có uy tín chăm lo xây dựng tộc họ khuyến học, khuyến tài tiêu biểu của địa phương, được Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Ninh Thuận biểu dương, khen thưởng. Đây là tộc họ điển hình về tinh thần hiếu học, nhiều người tốt nghiệp đại học tham gia công tác địa phương. Với vai trò là Người có uy tín, ông Có tích cực tham gia xây dựng bản làng no ấm, thanh bình.
Người “vác tù và” ở buôn Trum

Người “vác tù và” ở buôn Trum

Gương sáng giữa cộng đồng - Lê Hường - 17:32, 15/06/2025
Ông Y Taih Priêng (SN 1962), Trưởng buôn Trum, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được người dân gọi bằng cái tên trìu mến “người vác tù và” của buôn. Ông chia sẻ với dân cách làm kinh tế, hòa giải, gắn kết các mối quan hệ, động viên người dân cùng nhau bảo vệ an ninh, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
Chung kết cuộc thi Miss & Mister Fitness Super Model World mùa 3 tại Quy Nhơn

Chung kết cuộc thi Miss & Mister Fitness Super Model World mùa 3 tại Quy Nhơn

Thể thao - Giải trí - T.Nhân-H.Trường - 17:10, 15/06/2025
Tối 14/6, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn (Bình Định) diễn ra đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới mùa 3 năm 2025 (Miss & Mister Fitness Super Model World 2025) với sự góp mặt của 33 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức sự kiện này.
Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Tin tức - Minh Nhật - 15:05, 15/06/2025
Trong 2 ngày (14 và15/6), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).
Báo chí Cách mạng Việt Nam - Nhịp cầu nối hiệu quả giữa Quốc hội với Nhân dân

Báo chí Cách mạng Việt Nam - Nhịp cầu nối hiệu quả giữa Quốc hội với Nhân dân

Thời sự - Minh Nhật - 13:42, 15/06/2025
Sáng 15/6, tại Nhà Quốc hội diễn ra cuộc gặp mặt thân tình với lãnh đạo các cơ quan báo chí, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lời tri ân sâu sắc tới đội ngũ những người làm báo cả nước, đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận: “Cơ hội vàng” để vùng đồng bào DTTS phát triển

Sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận: “Cơ hội vàng” để vùng đồng bào DTTS phát triển

Vấn đề - Sự kiện - Ngọc Ánh - 13:40, 15/06/2025
Ngày 12/6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sẽ sáp nhập thành tỉnh Khánh Hòa (mới) có diện tích tự nhiên 8.555km2, quy mô hơn 2,2 triệu dân và 65 đơn vị hành chính trực thuộc (48 xã, 16 phường, 1 đặc khu). Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đang mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển.
Cà Mau: Giai đoạn 2026 – 2030 thêm 815 tỉ đồng cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn

Cà Mau: Giai đoạn 2026 – 2030 thêm 815 tỉ đồng cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn

Xã hội - Như Tâm - 13:27, 15/06/2025
Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định số: 1122/QĐ-UBND về việc Ban hành Đề án Kế hoạch vốn ngân sách tỉnh Cà Mau ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026 – 2030.
Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thuận Châu (Sơn La): Hỗ trợ 2,5 tỷ đồng thực hiện gói chính sách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Tin tức - Minh Anh - 12:22, 15/06/2025
Thuận Châu (tỉnh Sơn La) là huyện miền núi, với trên 90% dân số là đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 18,16%, giao thông đi lại còn khó khăn; một số hủ tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em DTTS ngày càng tăng.
Tâm là gốc của phước lành

Tâm là gốc của phước lành

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hà - 12:14, 15/06/2025
Không cần nhiều tài sản, người nghèo vẫn có thể tạo nên phước báu lớn nếu biết thực hành bố thí bằng tâm thanh tịnh, đúng như lời dạy của Đức Phật.
Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết, mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 21:02, 14/06/2025
Mưa lũ phức tạp do bão số 1 đã khiến 7 người chết, mất tích, hàng nghìn ngôi nhà, hàng chục ha hoa màu bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.