Nghệ nhân Ưu tú Tạ Yên Lơ ở thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) là người tâm huyết gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai.
Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung bộ, với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, như: Bờ biển dài quanh năm nắng gió, nhiều đồi cát hoang sơ và sắc màu đa văn hóa của các dân tộc... Đó đều là những điều kiện tốt để Ninh Thuận đầu tư, khai thác phát triển du lịch hiệu quả.
Thời sự -
Lê Hường -
21:23, 18/10/2019 Ngày 18/10, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Tham dự, có ông Lưu Văn Đức, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh bạn và 250 đại biểu người DTTS đại diện cho 16,1 vạn đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT dự và chỉ đạo Đại hội.
Những năm qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở Ninh Thuận đã đạt được những kết quả tích cực. Từ miền xuôi lên miền núi bừng lên sức sống mới, thể hiện qua những con đường bê tông phẳng phiu, những cánh đồng xanh ngắt của lúa, của ngô, rau củ quả và măng tây xanh... Để đạt được những kết quả đáng khích lệ trong Chương trình xây dựng NTM ở Ninh Thuận có sự đóng góp đáng kể của việc ứng dụng KHKT để phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.
Sự quấn quyện cái mộc mạc, chất phác với chất lượng, vị đậm đà riêng của cá cơm hấp do chính tay những ngư dân miền nắng gió ở làng cá Cà Ná (xã Cà Ná, Thuận Nam, Ninh Thuận) tạo nên đã tự thân tỏa ra lực hút kéo chân thực khách từ đồng bằng tụ đến, từ cao nguyên đổ về, từ bên kia bán cầu lưu lại để thưởng thức, chọn mua.
Chị Đàng Thuận Khánh Ly là phụ nữ dân tộc Chăm đầu tiên ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đầu tư vốn liếng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua hơn một năm đưa mô hình vào hoạt động, chị đã thu hoạch dưa lưới, măng tây xanh sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Qua 3 năm triển khai nhiều biện pháp tích cực, nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, đã có nhiều mô hình câu lạc bộ ở các khu dân cư và các trường học hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ tảo hôn, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh.
Chiều 30/10/2018, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận do bà Pinăng Thị Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận làm Trưởng đoàn.
Các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang nô nức chuẩn bị đón mừng Lễ hội Ka tê 2018 chính thức diễn ra tại đền tháp vào ngày 9/10 sắp tới (nhằm ngày 1/7 Chăm lịch). Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống thịnh vượng. Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Đến với làng Chăm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận), chúng tôi gặp các nghệ nhân tất bật chế tác sản phẩm gốm chuẩn bị phục vụ du khách thăm quan làng nghề trong dịp Lễ hội Katê 2018. Đường vào làng được Nhà nước đầu tư bê tông trải nhựa thẳng tắp, khu dân cư sáng-xanh-sạch-đẹp. Đời sống người dân làng gốm ngày càng khởi sắc.
Tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo Biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi gặp chị Mẫu Thị Bích Phanh trình bày với lãnh đạo tỉnh về quy ước và cách đọc từ vựng tiếng Raglai được la-tinh hóa và đọc mẫu một số bài tập đọc. Chị Phanh đã dành gần trọn cuộc đời mình tâm huyết với việc giữ gìn tiếng nói của đồng bào dân tộc Raglai địa phương.
Cách đây vài hôm, tôi tình cờ đọc được tùy bút “Cơn bấc tinh nghịch” của tác giả Hoàng Công Tâm. Tùy bút có đoạn da diết nhớ về con gà tàu chút chít của thời thơ dại: “Nhớ món đồ chơi quê mùa mà bà đã mua về cho mỗi đứa cháu mỗi lần bà đi chợ tỉnh, những con gà bằng đất sét vừa biết gáy ò ó o đánh thức mọi người trong buổi bình mình, vừa biết cục ta cục tác gọi đàn con nhỏ đến thưởng thức miếng mồi ngon vừa kiếm được. Ôi! Nhớ làm sao cái con gà tàu chút chít của một thời thơ dại”.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 70.000 người Chăm sinh sống tập trung ở 22 làng thuộc các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP. Phan Rang- Tháp Chàm. Đến với các làng Chăm, du khách bị cuốn hút trước vẻ đẹp độc đáo của trang phục phụ nữ địa phương. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm Ninh Thuận.
Nhiều năm qua, anh Nguyễn Hữu Ngọc, con trai duy nhất của Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Tiệm ở thôn Phước Thiện 1 thuộc xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) luôn nỗ lực thi đua sản xuất giỏi, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, nuôi con học hành thành đạt. Anh được chính quyền địa phương đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khen thưởng về thành tích gia đình chính sách tiêu biểu trong dịp Kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, 27/7/1947-27/7/2018.
Ninh Phước là địa phương điển hình thực hiện hiệu quả Chương trình thắp sáng đường quê của tỉnh Ninh Thuận. Trong những năm qua, Cấp ủy đảng đã lãnh đạo chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị huy động các nguồn lực xã hội, chung tay xây dựng hệ thống giao thông bảo đảm tiêu chí “sáng-xanh-sạch-đẹp”. Trong đó, tiêu chí “sáng” được đặc biệt chú trọng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng nông thôn trên địa bàn huyện.
Từ một vùng ruộng trũng sình lầy kém hiệu quả, anh Quảng Ngọc Nhiên (SN 1987, dân tộc Chăm ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng sen kết hợp với du lịch. Cách làm này đã giúp cho gia đình anh có thu nhập khá.
Ngày 6/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Ninh Thuận tổ chức Hội thảo tư vấn tài liệu biên soạn tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và những người nghiên cứu ngôn ngữ Raglai các huyện Bác Ái, Ninh Sơn.
Sằn A Lộc dân tộc Nùng là một nông dân nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu từ đồng đất khô hạn ở thôn Nha Húi, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).
Thời gian qua, ở các xã vùng đồng bào Raglai tỉnh Ninh Thuận đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách đặc thù hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, theo Quyết định 2085/QĐ-TTg.