Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải thăm, tặng quà nhân dịp Tết Ramưwan tại tỉnh Ninh Thuận

H.Đại - T.Nhân - 16:52, 14/04/2022

Sáng ngày 14/4, Đoàn công tác của UBDT do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm Hồi giáo Bà Ni tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) nhân dịp Tết Ramưwan.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chúc Tết Ramưwan đồng bào Chăm xã Xuân Hải
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chúc Tết Ramưwan đồng bào Chăm xã Xuân Hải

Báo cáo với Đoàn công tác, lãnh đạo xã Xuân Hải cho biết: Xuân Hải có diện tích đất tự nhiên 2.253,88 ha, là xã đông dân thứ 2 của huyện Ninh Hải. Toàn xã có 9 thôn, trong đó có 4 thôn là đồng bào Chăm, với 2.314 hộ chiếm 50,2% dân số toàn xã. Đồng bào Chăm tại xã Xuân Hải có 2 tôn giáo chính là Bà Ni và Islam.

Về kinh tế phát triển cơ bản ổn định, diện tích sản xuất lúa của 4 thôn dân tộc Chăm 415 ha, làm 3 vụ/năm; hiện đang thực hiện mô hình cánh đồng lớn trên cây lúa tổng diện tích thực hiện 260 ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,5tấn/ha, toàn xã có 588 hộ chăn nuôi với đàn gia súc, gia cầm hàng chục ngàn con. Đời sống của đồng bào Chăm Xuân Hải chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Hiện toàn xã còn 124 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,46%, cận nghèo 230 hộ, chiếm tỷ lệ 4,57%; trong đó, 4 thôn dân tộc Chăm có 43 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,85%; cận nghèo 115 hộ chiếm tỷ lệ 2,28%.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà cho tập thể thánh đường Islam
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà cho tập thể thánh đường Islam

Xã Xuân Hải đã được UBND tỉnh Ninh Thuận công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2021. Trong quá trình xây dựng NTM, 4 thôn đồng bào Chăm có nhiều đóng góp tích cực, giúp địa phương hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nhất là công tác xã hội hóa như: Hệ thống chiếu sáng nông thôn với hơn 80 triệu đồng; các tuyến đường chính của thôn có hơn 40 chiếc camera an ninh; xây dựng tuyến đường hoa kiểu mẫu của thôn và nhân rộng trong nhân dân kinh phí hơn 150 triệu đồng; đóng góp xây dựng bê tông hóa hàng chục km tuyến đường nội thôn và đặc biệt công tác xã hội hóa xây dựng công viên An Nhơn và Phước Nhơn kinh phí hơn 100 triệu đồng/công viên, đầu tư sân bóng đá Phước Nhơn trên 400 triệu đồng.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà cho đồng bào Chăm tại xã Xuân Hải
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà cho đồng bào Chăm tại xã Xuân Hải

Người Chăm ở xã Xuân Hải nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung có nhiều lễ hội mang nét văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc. Nếu người Chăm theo đạo Bà La Môn có Lễ hội Katê rộn ràng, nhiều màu sắc, thì cộng đồng người Chăm Bà Ni có Tết Ramưwan, được xem là Tết cổ truyền với ý nghĩa để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, mùa màng tươi tốt. Tết Ramưwan gồm nhiều nghi lễ truyền thống nối tiếp nhau, như: Lễ tảo mộ, lễ Và ha, lễ cúng bái tổ tiên tại nhà và tháng chay niệm Ramadan của các thầy Char tại chùa, tháp…

Những ngày đầu tháng 4, đồng bào dân tộc Chăm xã Xuân Hải đã tổ chức đón Tết Ramưwan trong không khí vui tươi, lành mạnh, ấm cúng và thực hiện nghiêm công tác phòng chống Covid-19 theo quy định của Nhà nước.

Thay mặt Đoàn công tác, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải đánh giá cao xã Xuân Hải đã hoàn thành tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đồng thời gửi lời chúc toàn thể đồng bào Chăm tại đây đón Tết Ramưwan yên bình và hạnh phúc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm mong muốn bà con, Người có uy tín trong đồng bào Chăm tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống đoàn kết, vươn lên cùng các cấp, các ngành và các dân tộc anh em quyết tâm vượt qua khó khăn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Nhân dịp này, Đoàn công tác đã tặng 2 suất quà, mỗi suất trị giá 3,5 triệu đồng cho thánh đường Islam và chùa Bà Ni, thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Ngoài ra, Đoàn công tác cũng tặng 50 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho Người có uy tín, hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào Chăm tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

An Giang: Gần 60 đôi bò sẽ tham dự Hội đua bò Bảy núi lần thứ 28

Sắc màu 54 - Như Tâm - Lê Vũ - 1 giờ trước
Nhân dịp Lễ Sen Dotal của đồng bào Khmer, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức Hội Đua bò Bảy núi tranh cúp Truyền hình An Giang lần thứ 28 và Chương trình biểu diễn Mô tô địa hình tại Khu Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek, xã Núi Tô (sân đua bò huyện Tri Tôn).
Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Mông tại Sơn La

Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Mông tại Sơn La

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Ngày 2/10, tại Sơn La, Đồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng Sơn La phối hợp với Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Mường Lèo khai giảng lớp xóa mù chữ năm học 2023.
Lạng Sơn: Liên tiếp phát hiện các vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép vào Việt Nam

Lạng Sơn: Liên tiếp phát hiện các vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép vào Việt Nam

Pháp luật - Tuấn Trình - 2 giờ trước
Thời gian qua, Công an tỉnh Lạng Sơn đã đấu tranh quyết liệt với các hành vi buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam. Điển hình, chỉ riêng trong 2 ngày 28 và 29/9, đã phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển gia cầm nhập lậu.
Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Bão Koinu có gió giật cấp 17 sắp vào biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 4 giờ trước
Trưa 3/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 368/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó với bão Koinu ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).
Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Kon Tum: Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng 3/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi truyền thông về “Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2023.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Năm học 2023-2024 mức đóng, hưởng BHYT học sinh, sinh viên như thế nào?

Năm học 2023-2024 mức đóng, hưởng BHYT học sinh, sinh viên như thế nào?

Sức khỏe - T.Hợp - 6 giờ trước
Theo BHXH Việt Nam trong năm học 2023-2024, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), học sinh, sinh viên (HSSV) không chỉ được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng, thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực khi ốm đau…
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Trương Vui - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…
Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Xã hội - Quỳnh Trâm - 22:01, 02/10/2023
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...