Tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 70.000 người Chăm sinh sống tập trung ở 22 làng thuộc các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP. Phan Rang- Tháp Chàm. Đến với các làng Chăm, du khách bị cuốn hút trước vẻ đẹp độc đáo của trang phục phụ nữ địa phương. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm Ninh Thuận.
Nhiều năm qua, anh Nguyễn Hữu Ngọc, con trai duy nhất của Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Tiệm ở thôn Phước Thiện 1 thuộc xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) luôn nỗ lực thi đua sản xuất giỏi, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, nuôi con học hành thành đạt. Anh được chính quyền địa phương đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khen thưởng về thành tích gia đình chính sách tiêu biểu trong dịp Kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, 27/7/1947-27/7/2018.
Ninh Phước là địa phương điển hình thực hiện hiệu quả Chương trình thắp sáng đường quê của tỉnh Ninh Thuận. Trong những năm qua, Cấp ủy đảng đã lãnh đạo chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị huy động các nguồn lực xã hội, chung tay xây dựng hệ thống giao thông bảo đảm tiêu chí “sáng-xanh-sạch-đẹp”. Trong đó, tiêu chí “sáng” được đặc biệt chú trọng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng nông thôn trên địa bàn huyện.
Từ một vùng ruộng trũng sình lầy kém hiệu quả, anh Quảng Ngọc Nhiên (SN 1987, dân tộc Chăm ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng sen kết hợp với du lịch. Cách làm này đã giúp cho gia đình anh có thu nhập khá.
Ngày 6/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Ninh Thuận tổ chức Hội thảo tư vấn tài liệu biên soạn tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn tỉnh. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và những người nghiên cứu ngôn ngữ Raglai các huyện Bác Ái, Ninh Sơn.
Sằn A Lộc dân tộc Nùng là một nông dân nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu từ đồng đất khô hạn ở thôn Nha Húi, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận).
Thời gian qua, ở các xã vùng đồng bào Raglai tỉnh Ninh Thuận đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách đặc thù hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, theo Quyết định 2085/QĐ-TTg.
Trung tuần tháng 5 dương lịch nhằm vào những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9 Hồi lịch, đồng bào Chăm theo đạo Bà ni và đạo Islam ở tỉnh Ninh Thuận nhộn nhịp bước vào mùa lễ Ramưwan (Ramadan, tháng tịnh chay) năm 2018.
Về các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận vào những ngày trung tuần tháng Năm, khắp nơi đang tưng bừng phấn khởi mừng đón Ramưwan năm 2018.
Theo lời giới thiệu của ông Lê Văn Trinh, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Ninh Phước (Ninh Thuận) chúng tôi đã gặp anh Tô Văn Sinh, Bí thư Chi bộ thôn Phước Khánh, điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Đảng bộ xã Phước Thuận.
Chúng tôi về làng Chăm Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đúng vào dịp đồng bào đang huy động máy gặt, máy cày kéo rơ-móc ra đồng thu hoạch lúa vụ đông- xuân 2017-2018.
Cây măng tây xanh được ví như loài “rau vua” được nông dân dân tộc Chăm, thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng với diện tích 50ha.
Nhân dịp 43 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4); Báo Dân tộc và Phát triển xin gửi đến bạn đọc loạt bài về sự hồi sinh, phát triển của những vùng đất từng oằn mình đau thương trong bom đạn chiến tranh.
Bác Ái là huyện miền núi của tỉnh Ninh Thuận, được đánh giá có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, huyện tập trung triển khai thực hiện cánh đồng lớn, từ đó ưu tiên chuyển giao ứng dụng khoa học-kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của mặt hàng nông nghiệp.
Vài năm trở lại đây, bà con đồng bào dân tộc Raglai xã miền núi Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã mạnh dạn chuyển đổi cây kém hiệu quả sang trồng giống bưởi da xanh.
Chúng tôi cùng cán bộ, đoàn viên thanh niên xã Phước Trung, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đến thăm Anh hùng LLVT Chamaleá Châu vào dịp cả nước chuẩn bị kỷ niệm 43 năm giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ánh mắt người Anh hùng rạng rỡ niềm vui khi đội ngũ đoàn viên, thanh niên trong màu áo xanh tình nguyện quây quần bên ông nghe kể chuyện truyền thống đánh giặc hào hùng của quân và dân huyện Bác Ái kiên trung.
Anh Hùng Ky 49 tuổi ở làng Chăm Tuấn Tú là nông dân tiêu biểu đi đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất của xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Vườn măng tây xanh của gia đình anh trở thành mô hình kinh tế nông nghiệp tiên tiến được nhiều nông hộ địa phương học tập kinh nghiệm làm theo.
Đến xã Phước Hà , huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), chúng tôi nghe âm vang nhạc cụ mã la từ Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Phước Hà ngân nga. Tiếng “tìn toon” của nhịp điệu mã la như làm ấm áp không gian thôn xóm vùng cao trong những ngày Xuân Mậu Tuất 2018. Việc đưa nhạc cụ mã la vào chương trình hoạt động ngoại khóa tạo nên nét mới trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Raglai.
Thương binh Pinăng Xuân, dân tộc Raglai ở thôn Đá Liệt, xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) thời trai trẻ hăng hái lên đường gia nhập bộ đội Ama Hồ và lập được nhiều chiến công.