Năm 2020, hạn kéo dài cùng với nắng nóng gay gắt đã khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ở Ninh Thuận bị đảo lộn, hàng ngàn ha hoa màu mất trắng, đàn gia súc suy kiệt, người dân lâm vào cảnh điêu đứng, cần có giải pháp hỗ trợ.
Sức khỏe -
Đông Hưng -
10:14, 24/03/2020 Đến các thôn, xóm có người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 ở Ninh Thuận và Bình Thuận, thấy rõ việc thay đổi nhận thức, không chủ quan, không hoang mang của từng người là yếu tố then chốt củng cố niềm tin, dịch bệnh rồi sẽ được đẩy lùi. Nguồn lương thực, rau xanh còn được tự giác san sẻ cho nhau với tấm lòng tương thân, tương ái.
Kinh tế -
Sơn Ngọc -
09:56, 17/02/2020 Xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) là địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống. Xuân Hải cũng là xã thực hiện hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2020. Cán bộ và Nhân dân xã Xuân Hải vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Cờ thi đua xuất sắc qua 10 năm xây dựng NTM, tạo nên sức phát triển mới ngày càng khởi sắc.
Xã hội -
Đạt Thành Nhân -
13:07, 29/01/2020 Trong tiết trời se lạnh những ngày giáp Tết, chúng tôi về thăm các xã miền núi tỉnh Ninh Thuận, nơi có đông đồng bào Raglai sinh sống. Suốt dọc chặng đường, những nụ hoa rừng chớm nở, lộc xanh mơn mởn như báo hiệu về sự đổi thay, khởi sắc trong cuộc sống mới của đồng bào vùng cao nơi đây...
Cây nho bám rễ trên đất Phan Rang (Ninh Thuận) từ lúc nào thì người nông dân ít khi biết đến. Họ chỉ biết rằng, muốn làm giàu phải trồng nho bởi lẽ, từ cây nho, nhiều người dân đã thay đổi cuộc đời.
Kinh tế -
Sơn Ngọc -
22:47, 11/01/2020 Những ngày giáp Tết Canh Tý - 2020, nông dân vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận càng thêm tất bật và náo nức. Bà con đang khẩn trương thu hoạch nho, táo, măng tây xanh… kịp cho thương lái thu mua. Năm nay, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội được nâng cao nên đồng bào Chăm cũng đón Tết tươi vui, phấn khởi hơn...
Xã hội -
Thành Nhân -
10:28, 07/01/2020 Dệt thổ cẩm truyền thống vốn là nghề nổi tiếng của đồng bào Chăm ở làng nghề Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là làm ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, mà nó còn là thước đo để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Bởi thế, người phụ nữ Chăm nào cũng biết dệt thổ cẩm.
Nhiều năm nay, tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm các DTTS có tỷ lệ cán bộ hợp lý tham gia các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến xã. Nhờ đó, từ năm 2014 đến nay, tổng số đảng viên được kết nạp mới trên toàn tỉnh là 5.108 người, trong đó có 2.824 đảng viên là người dân tộc Chăm và Raglai.
Nghệ nhân Ưu tú Tạ Yên Lơ ở thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) là người tâm huyết gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai.
Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung bộ, với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, như: Bờ biển dài quanh năm nắng gió, nhiều đồi cát hoang sơ và sắc màu đa văn hóa của các dân tộc... Đó đều là những điều kiện tốt để Ninh Thuận đầu tư, khai thác phát triển du lịch hiệu quả.
Thời sự -
Lê Hường -
21:23, 18/10/2019 Ngày 18/10, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Tham dự, có ông Lưu Văn Đức, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh bạn và 250 đại biểu người DTTS đại diện cho 16,1 vạn đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT dự và chỉ đạo Đại hội.
Những năm qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở Ninh Thuận đã đạt được những kết quả tích cực. Từ miền xuôi lên miền núi bừng lên sức sống mới, thể hiện qua những con đường bê tông phẳng phiu, những cánh đồng xanh ngắt của lúa, của ngô, rau củ quả và măng tây xanh... Để đạt được những kết quả đáng khích lệ trong Chương trình xây dựng NTM ở Ninh Thuận có sự đóng góp đáng kể của việc ứng dụng KHKT để phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.
Sự quấn quyện cái mộc mạc, chất phác với chất lượng, vị đậm đà riêng của cá cơm hấp do chính tay những ngư dân miền nắng gió ở làng cá Cà Ná (xã Cà Ná, Thuận Nam, Ninh Thuận) tạo nên đã tự thân tỏa ra lực hút kéo chân thực khách từ đồng bằng tụ đến, từ cao nguyên đổ về, từ bên kia bán cầu lưu lại để thưởng thức, chọn mua.
Chị Đàng Thuận Khánh Ly là phụ nữ dân tộc Chăm đầu tiên ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đầu tư vốn liếng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua hơn một năm đưa mô hình vào hoạt động, chị đã thu hoạch dưa lưới, măng tây xanh sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Qua 3 năm triển khai nhiều biện pháp tích cực, nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, đã có nhiều mô hình câu lạc bộ ở các khu dân cư và các trường học hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ tảo hôn, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh.
Chiều 30/10/2018, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận do bà Pinăng Thị Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận làm Trưởng đoàn.
Các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang nô nức chuẩn bị đón mừng Lễ hội Ka tê 2018 chính thức diễn ra tại đền tháp vào ngày 9/10 sắp tới (nhằm ngày 1/7 Chăm lịch). Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn, tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống thịnh vượng. Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Đến với làng Chăm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận), chúng tôi gặp các nghệ nhân tất bật chế tác sản phẩm gốm chuẩn bị phục vụ du khách thăm quan làng nghề trong dịp Lễ hội Katê 2018. Đường vào làng được Nhà nước đầu tư bê tông trải nhựa thẳng tắp, khu dân cư sáng-xanh-sạch-đẹp. Đời sống người dân làng gốm ngày càng khởi sắc.
Tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo Biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi gặp chị Mẫu Thị Bích Phanh trình bày với lãnh đạo tỉnh về quy ước và cách đọc từ vựng tiếng Raglai được la-tinh hóa và đọc mẫu một số bài tập đọc. Chị Phanh đã dành gần trọn cuộc đời mình tâm huyết với việc giữ gìn tiếng nói của đồng bào dân tộc Raglai địa phương.
Cách đây vài hôm, tôi tình cờ đọc được tùy bút “Cơn bấc tinh nghịch” của tác giả Hoàng Công Tâm. Tùy bút có đoạn da diết nhớ về con gà tàu chút chít của thời thơ dại: “Nhớ món đồ chơi quê mùa mà bà đã mua về cho mỗi đứa cháu mỗi lần bà đi chợ tỉnh, những con gà bằng đất sét vừa biết gáy ò ó o đánh thức mọi người trong buổi bình mình, vừa biết cục ta cục tác gọi đàn con nhỏ đến thưởng thức miếng mồi ngon vừa kiếm được. Ôi! Nhớ làm sao cái con gà tàu chút chít của một thời thơ dại”.