Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháp Chăm - Di sản sống trong dòng chảy văn hóa (Bài 1)

Tiêu Dao - 15:28, 12/10/2023

Giữa vùng nắng, gió và cát trắng Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn những di sản văn hóa vô giá, linh thiêng được kết nối, tuôn chảy từ cội nguồn dân tộc đến đời sống văn hóa đương đại. Nơi ấy, những cư dân và đền tháp trăm năm tạo nên một không gian sống động đầy màu sắc và tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng dân tộc Chăm.

Du khách tham quan tại tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (Ninh Phước)
Du khách tham quan tại tháp Pô Rômê thôn hậu Sanh, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận)

Văn hóa dân tộc Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vốn là “di sản sống” với đa dạng các loại hình di sản văn hóa được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các di sản văn hóa đền, tháp… mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm. Cùng với đó, đồng bào Chăm đang giữ gìn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trên vùng đất ấy. Đó chính là những thế mạnh có thể tạo ra các sản phẩm đặc biệt để thu hút du khách đến với vùng đất này.

Ở vùng gió cát Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn vô số các di tích lịch sử, công trình kiến trúc và nghệ thuật đặc sắc của người Chăm. Những ngôi đền tháp cổ kính, lộng lẫy nhưng bí ẩn vẫn mang sức hút đặc biệt đối với nhiều người. Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê như tháp Chăm, di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh. Trong đó, 64 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Toàn tỉnh hiện có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai; 17 di sản cấp quốc gia, trong đó có 12 di tích, 5 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ninh Thuận còn có 44 di tích cấp tỉnh và 41 di tích là các đình, đền, lăng, miếu khác.

Di tích Nhóm đền tháp Chăm Pô Dam (còn gọi là Pô Tầm) trên núi Ông Xiêm, thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996.
Di tích Nhóm đền tháp Chăm Pô Dam (còn gọi là Pô Tầm) trên núi Ông Xiêm, thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996. (Ảnh Nguyễn Phong)

Cùng với đó, trải khắp vùng đất Bình Thuận có hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được đưa vào nghiên cứu, bảo vệ. Trong đó, có 2 di sản văn hóa phi vật thể, 28 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 44 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Hầu hết các di tích đều chứa đựng giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và đang được gìn giữ phát huy giá trị, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của Nhân dân.

Ngoài ra, khắp dải đất miền Trung, nơi có những đền đài di tích cổ của người Chăm đã được nhiều địa phương khai thác, tận dụng để đẩy mạnh phát triển du lịch, mang về nguồn lợi lớn như Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Bánh Ít ở Bình Định, Tháp Nhạn ở Phú Yên, Tháp Bà Ponagar ở Khánh Hòa.... đã trở thành những điểm đến đặc biệt trên con đường di sản miền Trung.

Đồng bào Chăm trưng bày lễ vật cúng tổ tiên tại tháp Pôklong Garai
Đồng bào Chăm trưng bày lễ vật cúng tổ tiên tại tháp Pôklong Garai (Ninh Thuận)

Đời sống xã hội của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận từ ngàn xưa đến nay vẫn gắn liền với những đền tháp, như đền tháp Po Rome Ninh Thuận là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, tâm linh và các lễ hội truyền thống của người Chăm mỗi năm. Cùng với Tháp Hòa Lai và Tháp Po Klong Garai thì ngôi tháp này được biết đến là một trong ba đền tháp linh thiêng nhất của vùng đất Panduranga xưa. Khắp các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay vẫn còn cộng đồng Chăm sinh sống đông đảo, tạo nên vùng văn hóa dân tộc sinh động và đa dạng. Bên cạnh đó, những đền tháp nơi đây còn được gọi là “nơi tháp Chăm còn sống”, vì đây là nơi cộng đồng người Chăm vẫn tổ chức cúng tế các vị thần linh ở đền tháp định kỳ hằng năm như hàng trăm năm trước. Dưới sức sống của cộng đồng Chăm, những đền tháp ấy là những quần thể kiến trúc gạch hầu như còn nguyên vẹn.

Đồng bào Chăm múa trên Tháp (Ảnh Phùng Hà Trung)
Đồng bào Chăm múa trên Tháp (Ảnh Phùng Hà Trung)

Bên cạnh đó, những đền tháp của cộng đồng Chăm ở xứ này đều đã ít nhiều có “danh phận”. Từ năm 2010, tháp Po Klong Giarai đã được xây dựng thành điểm du lịch hấp dẫn trong mùa Lễ hội Ka tê. Năm 2016, tháp Po Klong Giarai và tháp Hòa Lai đã được công nhận là Di sản Văn hóa quốc gia đặc biệt. Hay Tháp Po Sah Inư ở Bình Thuận nằm cách TP. Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc. Với cộng đồng người Chăm, những mùa lễ hội lớn như Lễ hội Ka tê đã trở thành điểm nhấn văn hóa quan trọng bậc nhất, thu hút không chỉ người Chăm từ khắp nơi, mà còn là điểm đến của không ít du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” cũng đã chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành bến cảng container quốc tế tại Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành bến cảng container quốc tế tại Hải Phòng

Thời sự - PV - 19:28, 13/05/2025
Chiều 13/5, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện-Cảng Hải Phòng, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025).
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Nền văn hóa tôn vinh người trí thức (Bài 3)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Nền văn hóa tôn vinh người trí thức (Bài 3)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 18:05, 13/05/2025
Khi con chữ Nôm đã ghi lại trọn vẹn tri thức, việc học không còn là chuyện riêng của mỗi cá nhân. Với người Dao, học không chỉ để biết chữ mà có tri thức để gánh vác. Hiện nay, những người học cao hiểu rộng như thầy thuốc, thầy cúng được công nhận… dần trở thành điểm tựa vững chãi cho cộng đồng. Họ được nhắc tên với sự kính trọng, được gửi trọn niềm tin như những thư viện, bệnh xá sống bảo vệ người dân. Cứ thế, chẳng biết từ bao giờ, người Dao đã âm thầm bồi đắp nên một nền văn hóa tôn vinh người trí thức với muôn hình vạn trạng, bằng những món quà và cả sự thầm lặng tinh tế, bền bỉ như ước ao ngọn đèn chủ mãi rực sáng Lễ Cấp sắc.
Quảng Nam tạo

Quảng Nam tạo "bứt phá" về giảm nghèo: Tăng cường đầu tư công trình dân sinh, sinh kế ở vùng cao (Bài 1)

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 17:55, 13/05/2025
Trong những năm qua, Quảng Nam đã tăng cường phát huy các nguồn lực, nhất là các nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ sinh kế cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần giúp cho đời sống người dân vùng cao ngày càng khởi sắc. Đến nay, bộ mặt kinh tế - xã hội ở nhiều huyện, xã vùng cao đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bộ Y tế thu hồi công bố 18 sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Abbott Healthcare Việt Nam

Bộ Y tế thu hồi công bố 18 sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Abbott Healthcare Việt Nam

Tin tức - Anh Trúc - 17:52, 13/05/2025
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Các hộ xây dựng nhà dang dở được hoàn trả tiền (Bài 5)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Các hộ xây dựng nhà dang dở được hoàn trả tiền (Bài 5)

Pháp luật - Ngọc Chí - 17:51, 13/05/2025
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý nội dung mà Báo đã phản ánh. Với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đến nay, các hộ dân có “nhà tình thương” đang làm dang dở ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đã được hoàn trả lại tiền đối ứng và tiền làm hồ sơ.
Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 12/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư. Chùa Viên Giác - Dấu ấn chùa cổ ở Bến Tre. Người cất mật ngọt trên đất Hợp Thành. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Chuẩn bị công tác xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định: Chuẩn bị công tác xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 17:06, 13/05/2025
Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa ký văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính về việc thống nhất làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, đoạn qua địa bàn tỉnh.
Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Media - BDT - 16:54, 13/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 12/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư. Chùa Viên Giác - Dấu ấn chùa cổ ở Bến Tre. Người cất mật ngọt trên đất Hợp Thành. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Thời sự - PV - 16:05, 13/05/2025
Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 15:58, 13/05/2025
Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.
Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Tin tức - Minh Nhật - 15:38, 13/05/2025
Vừa qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp (Sơn La) đã phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm, trong chuyến khảo sát hệ thực vật tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, địa phận xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.