Phế tích tháp Chăm ở xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai quật khảo cổ học hai lần vào các năm 2023 và 2024. Đặc biệt, trong lần khai quật lần thứ hai, các nhà khảo cổ đã phát hiện được “Hố thiêng” với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn, được tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn cùng nhiều hiện vật có giá trị.
Tin tức -
Ngọc Ánh -
18:38, 21/02/2025 Sáng 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) triển khai Dự án trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án chống xuống cấp, tu bổ và phát huy giá trị Di tích quốc gia Tháp Thủ Thiện ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của các tháp Chăm Chiên Đàn (huyện Phú Ninh) với 16,7 tỷ đồng; tháp Chăm Bằng An (thị xã Điện Bàn) với 8,3 tỷ đồng và Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương với 12 tỷ đồng.
Media -
BDT -
10:00, 08/11/2022 Với hệ thống các tháp Chăm còn khá nguyên vẹn, cùng với các lễ hội độc đáo được tổ chức hàng năm và các làng nghề truyền thống như làng dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Chăm Bầu Trúc...; Nếu được khai thác tốt thì sẽ là những điểm đến rất hấp dẫn để Ninh Thuận phát triển du lịch cộng đồng gắn với việc tìm hiểu văn hóa đời sống của người Chăm nơi đây.
Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của Cụm Tháp Chăm đẹp nhất còn lại ở nước ta tại Ninh Thuận. Theo ghi chép, công trình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 bởi vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vị vua Champa Po Klong Garai (Jaya Simhavarman) - người có nhiều công lao trong thời trị vị Champa - vùng Panduranga.
Giữa vùng nắng, gió và cát trắng Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn những di sản văn hóa vô giá, linh thiêng được kết nối, tuôn chảy từ cội nguồn dân tộc đến đời sống văn hóa đương đại. Nơi ấy, những cư dân và đền tháp trăm năm tạo nên một không gian sống động đầy màu sắc và tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng dân tộc Chăm.
Ngày 10/5 (tức ngày 21/3 âm lịch), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2023. Ngay từ sáng sớm, đã có rất đông du khách, người dân là đồng bào Chăm từ các tỉnh thành trong cả nước mang theo nhiều lễ vật, hương hoa, trái cây, bánh kẹo… đến dâng lên Tháp Tháp Bà Ponagar cúng tế, hành lễ.
Di chỉ khảo cổ (đồ đá, gốm, đồ đồng...) được phát hiện và công bố cho thấy, hàng nghìn năm trước, con người Tây Nguyên đã có sự giao thoa, gần gũi với cư dân vùng Duyên hải miền Trung. Từ những di tích hiện hữu đến những phế tích và các cổ vật tìm thấy trong lòng đất đã chứng minh văn hóa Chăm đã xuất hiện sớm trên vùng đất đỏ bazan này.
Tháp Chăm công trình nổi bật trong không gian văn hoá của Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây - Hà Nội). Biểu tượng văn hoá này hài hoà về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, một điểm đến hấp dẫn du khách khi đến với nền văn hoá Chăm đậm đà bản sắc giữa “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.